Nội dung bài Chiếc thuyền ngoài xa
Những bài viết hay nhất
Chiếc thuyền ngoài xa
I. Tác giả
- Nguyễn Minh Châu sinh năm 1930, mất năm 1989, quê ở làng Thơi, xã Quỳnh Hải (nay là xã Sơn Hải), huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học Trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn
- Từ năm 1952 đến năm 1958, ông công tác và chiến đấu tại Sư đoàn 320.
- Năm 1962, ông về Phòng Văn nghệ quân đội, sau chuyển sáng tạp chí Văn nghệ Quân đội
- Nguyễn Minh Châu đưuọc coi là một trong số những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới
- Năm 2000, ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
ADVERTISING
X
- Tác phẩm chính: Cửa sông (tiểu thuyết, 1967), Những vùng trời khác nhau (tập truyện ngắn, 1970), Dấu chân người lính (tiểu thuyết, 1972), Miền cháy (tiểu thuyết, 1977), Lửa cháy từ những ngôi nhà (tiểu thuyết, 1977), Những người đi từ trong rừng ra (tiểu thuyết, 1982), Mảnh đất tình yêu (tiểu thuyết, 1987), Từ giã tuổi thơ (tiểu thuyết, 1974), Những ngày lưu lạc (tiểu thuyết, 1981), Đảo đá kì lạ (tiểu thuyết, 1985), Trang giấy trước đèn (tập tiểu luận phê bình, 1994), Người đàn bà trên chiếc thuyền tốc hành (1983), Bến quê (1985), Chiếc thuyền ngoài xa (1987), Cỏ lau (1989),…
- Đặc điểm sáng tác:
+ Trước năm 1975: viết về đề tài chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu, mang thiên hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Sau năm 1975: cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, mang tính triết lí sâu sắc; ngôn ngữ đời thường, bình dị, gần gũi
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm được viết vào tháng 8 năm 1983, in trong tập truyện ngắn cùng tên
- Tác phẩm là một trong số những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam từ sau năm 1975 đên cuối thế kỉ XX
2. Tóm tắt tác phẩm
Để có thể xuất bản được một bộ lịch về thuyền và biển, nhận lời của trưởng phòng, nghệ sĩ Phùng đi tới một vùng biển đã từng là chiến trường cũ của anh thời chống Mĩ. Sau mấy buổi sáng phục kích, anh đã chụp được một cảnh “đắt” trời cho – cảnh chiếc thuyền ngoài xa trong làn sương sớm, đẹp như một bức tranh mực tàu. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “chiếc thuyền lưới vó đã biến mất”): Hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng
- Phần 2 (tiếp đó đến “chống chọi với sóng gió giữa phá”): Câu chuyện về người đàn bà hàng chài
- Phần 3 (còn lại): Tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy
4. Giá trị nội dung
Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đòi đằng sau bức ảnh, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.
5. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện có nhiều tình huống độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống
- Chọn ngôi kể, hình thức kể chuyện phù hợp
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc sắc
- Xây dựng nhiều hình ảnh, hình tượng vừa chân thực vừa chứa đựng nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc
(Nguồn: https://toploigiai.vn/tac-gia-tac-pham-chiec-thuyen-ngoai-xa)
Những bài viết hay nhất 2
I. Tác giả
1. Tiểu sử
- Nguyễn Minh Châu (1930 - 1989), quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
- Năm 1945 ông tốt nghiệp trường Kỹ nghệ Huế.
- Năm 1950 ông gia nhập Quân đội và học trường Sĩ quan lục quân Trần Quốc Tuấn.
- Từ năm 1952 đến năm 1958 ông làm việc tại Sư đoàn 320.
- Năm 1962 ông công tác tại tạp chí Văn nghệ Quân đội.
- Năm 1972 ông là thành viên Hội nhà văn Việt Nam.
2. Sự nghiệp văn học
a. Phong cách nghệ thuật
Phong cách của ông là phong cách tự sự - triết lý đậm nét.
b. Tác phẩm chính
Các tác phẩm chính của ông là: Sau một buổi tập (1960); Cửa sông (1966), Dấu chân người lính (1972), Miền cháy (1977), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983), Bến quê (1985), Phiên chợ Giáp (1989),…
3. Vị trí, tầm ảnh hưởng
- Cây bút văn xuôi tài năng của văn học Việt Nam hiện đại. Trước những năm tám mươi, ông sáng tác theo khuynh hướng sử thi thiên về trữ tình, lãng mạn. Sau đó, ông chuyển sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức, triết lý nhân sinh.
- Là người mở đường tinh anh, cây bút tiên phong trong văn học thời kì đổi mới.
Sơ đồ tư duy - Tác giả Nguyễn Minh Châu
II. Tác phẩm
1. Tóm tắt
Nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng, Phùng phải đi về miền Trung thực hiện bộ ảnh để chào đón năm mới. Đây cũng là địa điểm mà anh từng tham chiến trong thời gian chống Mỹ. Sau một tuần “phục kích” và phát hiện ra “cảnh đắt trời cho” Phùng quyết định chọn chủ đề cho bộ lịch đó là chiếc thuyền đánh cá trong một buổi sáng bình minh. Khi đã hoàn thành bộ ảnh, anh quay về thì chứng kiến cảnh tượng người đàn ông hàng chài to lớn đang đánh đập người phụ nữ. Đứa con tên Phác chạy ra can ngăn. Cứ thế cảnh tượng đó diễn ra liên tiếp, không thể chịu được, Phùng quyết định ngăn cản thì bị người đàn ông đánh bị thương. Ngay sau đó, chánh án Đẩu - bạn của Phùng mời người đàn bà hàng chài lên tòa án huyện để giải quyết. Tại đây Đẩu khuyên người đàn bà hàng chài bỏ người chồng vũ phu kia. Người đàn bà giải thích lý do vì sao chồng đánh và kể về người chồng của mình. Phùng và Đẩu hiểu ra rằng mặc cho bị ngược đãi về thể xác nhưng cả người đàn bà và những đứa con cần người đàn ông gánh vác trách nhiệm và nuôi sống gia đình. Phùng nhận ra nhìn nhận mọi việc đơn giản bằng vẻ ngoài không thôi thì chưa đủ.
2. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lý của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn (in năm 1987).
b. Bố cục
Có nhiều cách chia, ta có thể chia làm 2 đoạn lớn:
- Đoạn 1: (Từ đầu đến “chiếc thuyền lới vó đã biến mất"): Hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Đoạn 2: (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.
3. Tìm hiểu chi tiết
a. Hai phát hiện lớn của Phùng
* Phát hiện ra vẻ đẹp nghệ thuật có một không hai, “cảnh đắt trời cho”
- Đó là một vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất hội họa, hài hòa và toàn bích: “Trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu... tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”.
- Tâm trạng của người nghệ sĩ: Xúc động tột độ và tận hưởng niềm hạnh phúc “bối rối, trái tim như có cái gì bóp thắt vào”
* Phát hiện về hiện thực cuộc sống đầy nghịch lý
- Hiện thực cuộc sống đầy nghịch lý, đối lập với phát hiện thứ nhất của Phùng
+ Vẻ đẹp ngoại cảnh tuyệt đỉnh ban đầu >< cảnh nghèo khổ, nheo nhóc, rách rưới, xấu xí của gia đình hàng chài.
+ Phát hiện cái đẹp chính là đạo đức trong phát hiện một >< cảnh chồng đánh vợ, bố con xô xát ở phát hiện hai.
+ Người đàn ông thô lỗ, tàn bạo “trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà…” >< người đàn bà cam chịu, nhẫn nhục “không kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”.
- Phản ứng, thái độ của nghệ sĩ Phùng
+ Kinh ngạc, trong mấy phút đầu "cứ đứng há mồm ra mà nhìn".
+ Vứt chiếc máy ảnh, chạy nhào tới định can thiệp giúp người đàn bà.
+ Ngơ ngác, bần thần khi chiếc thuyền cùng gia đình hàng chài đi mất.
b. Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài
+ Bấp chấp bị chồng vũ phu đánh đập, hành hạ “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” và không bỏ chồng vì cần chồng gánh vác việc gia đình và vì thương con.
+ Kể lại cuộc đời thiệt thòi, đau khổ của mình: Xấu xí, không ai lấy. Chị có thai với anh hàng chài hiền lành, cục mịch. Cuộc sống gia đình khó khăn, thiếu thốn lại đông con, nghèo đói...
- Ý nghĩa câu chuyện của người đàn bà hàng chài:
+ Cuộc sống gia đình chị chính là hiện thực cuộc sống đầy khó khăn, khắc nghiệt chứ không đơn giản, thi vị, ngọt ngào như vẻ đẹp thuần túy mà phùng phát hiện.
+ Người đàn bà tưởng chừng cam chịu, yếu đuối và ngu dốt lại rất bản lĩnh, thấu hiểu lẽ đời và giàu đức hi sinh.
+ Không thể nhìn đời, nhìn người một cách đơn giản. Mà phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, khám phá ra vẻ đẹp tiềm ẩn sau bề ngoài xù xì, thô nhám của cuộc sống.
c. Cảm nhận về các nhân vật trong truyện
* Nhân vật người đàn bà:
- Là đại diện vô danh cho những người phụ nữ lao động nghèo khổ.
- Cuộc đời nhiều thiệt thòi, bất hạnh, đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Vẻ đẹp khuất lấp sau bề ngoài xấu xí, nhẫn nhục: Tình yêu thương con, sự hi sinh cao cả, thấu hiểu người chồng, biết trân trọng hạnh phúc nhỏ nhoi,...
* Nhân vật người chồng vũ phu:
- Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của cuộc sống nghèo khổ.
- Là chỗ dựa về sức lực cho vợ con.
- Là minh chứng cho quy luật hoàn cảnh nảy sinh tính cách.
* Nhân vật chị em thằng Phác
- Là nạn nhân đáng thương của bi kịch gia đình: Nghèo đói và bạo lực.
- Yêu thương mẹ sâu sắc nhưng còn bồng bột: Đánh trả bố,...
* Nhân vật nghệ sĩ Phùng
- Là nghệ sĩ – chiến sĩ chân chính:
+ Có những phát hiện đắt giá, những rung động nhạy cảm của người nghệ sĩ trước cái đẹp.
+ Ghét bất công, ngang trái, can thiệp vào những chuyện bất bình.
- Vốn nhìn đời bằng con mắt đơn giản nhưng sau khi nói chuyện với người đàn bà đã rút ra bài học: phải có cái nhìn đa chiều đa diện để thấu hiểu đúng bản chất của cuộc sống, phải đặt nghệ thuật giữa cuộc đời.
d. Giá trị nội dung
- Khát vọng tìm kiếm, phát hiện, tôn vinh những vẻ đẹp tiềm ẩn của con người.
- Đề cao vẻ đẹp của một cốt cách nghệ sĩ mẫn cảm, đầy chiêm nghiệm lẽ đời để rút ra những triết lý nhân sinh sâu sắc, đặt ra những vấn đề có ý nghĩa với mọi thời, mọi người.
e. Giá trị nghệ thuật
- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện độc đáo.
- Điểm nhìn là nhân vật Phùng (sự hóa thân của tác giả) nên cách kể truyện tự nhiên, khách quan, sinh động, chân thực nhưng cũng vô cùng sắc sảo, đồng thời thể hiện được tư tưởng của tác giả.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sống động và phù hợp với đặc điểm tính cách nhân vật.
(Nguồn: https://loigiaihay.com/chiec-thuyen-ngoai-xa-nguyen-minh-chau-c360a51382.html)
Những bài viết hay nhất 3
Tóm tắt mẫu 3
Người nghệ sĩ nhiếp ảnh tên Phùng trong một chuyến đi thực tế đã quay về biển miền Trung nơi anh từng chiến đấu để có tấm lịch nghệ thuật. Sau thời gian tìm kiếm anh đã có bộ ảnh tuyệt đẹp và ưng ý đó là hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa. Khi vào bờ anh bắt gặp hình ảnh người đàn ông đánh đánh đập người đàn bà, người phụ nữ chỉ biết cam chịu, đứa con vì thương và muốn bảo vệ mẹ đã đánh lại cha mình. Những ngày sau đó sự việc tiếp diễn, nghệ sĩ Phùng lao vào can ngăn thì bị người đàn ông đánh bị thương. Chánh án Đẩu đã mời người đàn bà lên tòa án huyện, khuyên giải nên bỏ chồng nhưng người đàn bà nhất định từ chối, người đàn bà bắt đầu kể về cuộc đời và giải thích lý do vì nghèo khổ mà chồng chị trở thành con người như vậy. Qua câu chuyện đã giúp Phùng và Đẩu có thêm nhiều bài học về cuộc đời. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đã có những bức ảnh ưng ý nhưng có cái nhìn khác về cuộc sống, đó là phải nhìn nhận một cách tinh tế hơn để phát hiện bản chất của sự việc, hiện tượng.
Xem thêm: Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa
Tóm tắt mẫu 4
Cắm trại trên biển nhiều ngày, Phùng đã chụp được những bức ảnh đắt giá về cảnh thuyền và biển cho bộ lịch năm mới. Tưởng chừng Phùng sẽ rời đi với tâm trạng vui vẻ và chiến lợi phẩm nộp lại cho trưởng phòng, thế nhưng trước mặt anh lúc này là một hiện thực phũ phàng. Con thuyền mà anh cho là có vẻ đẹp đắt giá là nơi người chồng đang hành hạ, đánh đập vợ mình một cách dã man. Đứa con của họ vì thương mẹ nên cũng đánh lại cha. Phùng ra tay ngăn cản nhưng không thành, người phụ nữ lúc này được mời lên chánh án. Phùng khuyên người đàn bà bỏ chồng nhưng không được. Người đàn bà ấy kể cho họ nghe lí do vì sao chị không thể bỏ người chồng vũ phu, tệ bạc ấy. Phùng hiểu rằng mọi thứ mình nhìn thấy không phải là toàn bộ câu chuyện. Anh rời đi với nỗi tiếc nuối, dù sau này, những tấm ảnh của Phùng được mọi người rất yêu thích nhưng anh vẫn luôn thấy ở đó những hình ảnh hiện thực đau thương đến không thể quên.
Tóm tắt mẫu 5
Nhận yêu cầu từ trưởng phòng, Phùng - một nhiếp ảnh gia nghệ thuật đi đến một vùng ven biển miền Trung (nơi đây cũng là nơi Phùng đã từng chiến đấu) để chụp ảnh cho cuốn lịch năm mới. Sau một thời gian phục kích”, anh đã phát hiện và chụp được một cảnh đắt trời cho” - đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền vào bờ, anh đã ngạc nhiên đến sững sờ khi chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó cảnh người chồng vũ phu đang đánh đập vợ mình một cách dã man, đứa con vì muốn bảo vệ mẹ đã đánh trả lại cha mình. Những ngày sau, cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này anh đã ra tay can thiệp. Theo lời mời của chánh án Đẩu (một người đồng đội cũ của Phùng) người đàn bà hàng chài đã đến toà án huyện. Tại đây, người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và anh, nhất quyết không bỏ người chồng vũ phu. Chị đã kể câu chuyện về cuộc đời mình và đó cũng là lí do giải thích cho sự từ chối trên. Rời khỏi vùng biển với khá nhiều bức ảnh, Phùng đã có một tấm được chọn vào bộ lịch tĩnh vật hoàn toàn” về thuyền và biển” năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước tấm ảnh, Phùng đều thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai và nếu nhìn lâu hơn bao giờ anh cũng thấy hình ảnh người đàn bà nghèo khổ, lam lũ bước ra từ tấm ảnh.
(Nguồn: https://download.vn/tom-tat-tac-pham-chiec-thuyen-ngoai-xa-20280)
(Nguồn: https://hoctot.net.vn/chiec-thuyen-ngoai-xa)