Nội dung văn học lớp 12

Nội dung văn học lớp 12

Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975?


Trả lời:


a. Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.


Văn học giai đoạn này gắn bó sâu sắc với vận mệnh dân tộc, nên quá trình vận động, phát triển của nền văn học ăn nhịp với từng chặng lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.


b. Văn học hướng về đại chúng


Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Hướng về đại chúng nên văn học tìm đến những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu; hính thức quen thuộc trong kho tàng văn hóa dân gian.


c. Nền văn học chủ yếu mang khuyng hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn



 

Đây là đặc điểm thể hiện khuynh hướng thẩm mĩ của văn học Việt Nam những năm 1945 – 1975. Văn học giai đoạn này mang đậm tính sử thi và chất lãng mạn, thấm đượm chất anh hùng ca, tạo nên vẻ đẹp riêng mang tính thời đại. Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của văn học giai đoạn này.


Câu 3 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1


Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Hồ Chủ tịch.


Trả lời:


* Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:


– Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.


– Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học


+ Nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật, hùng hồn, hiện thực phong phú của đời sống và phải giữ tình cảm chân thật.


+ Nhà văn phải có ý thức đề cao tinh thâng, cốt cách trong dân tộc mình.


+ Nhà văn phải tìm tòi sáng tạo.


– Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.


+ Khi cầm bút người tự đặt câu hỏi, viết cho ai? Viết để làm gì? Sau đó mới quyết định viết cái gì, xác định nội dung, viết như thế nào?


* Ý nghĩa: Quan điểm sáng tác trên đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Bác có tư tưởng sâu sắc, có hình thức biểu hiện sinh động, đa dạng.


Câu 4 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1


Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn)? Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn.


Trả lời:


* Mục đích và đối tượng của bản Tuyên ngôn Độc lập:


– Mục đích:


+ Khẳng định chủ quyền của nước Việt Nam.


+ Bác bỏ luận điệu xảo trá mà thự dân Pháp đang rêu rao trên trường quốc tế lúc bấy giờ.


+ Tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi của bạn bè lương tri trên thế giới.


– Đối tượng:


+ Quốc dân đồng bào miền Nam.


+ Nhân dân thế giới mà chủ yếu là lực lượng thù địch, đặc biệt là thực dân Pháp.


* Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực vừa là một áng văn chan chứa những tình cảm lớn.


– Nội dung:


+ Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc, là áng văn chính luận mẫu mực.


+ Tác phẩm thể hiện tầm văn hóa lớn của một vị lãnh tụ vĩ đại, am hiểu tri thức văn hóa của nhân loại.



 

+ Bản tuyên ngôn còn thể hiện tư tưởng lớn, đề cập đến quyền con người, quyền dân tộc. Đây là vấn đề mà thời đại nào, dân tộc nào cũng quan tâm.


– Nghệ thuật: Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thể hiện phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong văn chính luận: lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn.


Câu 5 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1


Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu.


Trả lời:


Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:


– Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc


– Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu


– Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:


+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc


+ Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường


+ Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng


– Giọng thơ chân thành, tha thiết


– Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu


+ Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc


+ Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng


– Cảm hứng lãng mạn:


+ Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng


+ Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình.


Câu 6 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1


Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?


Trả lời:


Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện ở những phương diện sau:


–  Thể thơ lục bát truyền thống.


–  Cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình”, người ra đi và người ở lại hát đôi đáp với nhau.


–   Về biện pháp tu từ, ngoài các ẩn dụ, hoán dụ thường có, ta có thấy nhà thơ rất chú ý sử dụng kiểu tiểu đối của ca dao, có tác dụng nhấn mạnh ý thơ tạo ra nhịp thơ uyển chuyển cân xứng, hài hoà làm cho lời thơ dễ nhớ, dễ thuộc, thấm sâu vào tâm tư.


Ví dụ:


+ Thơ Tố Hữu:


“ Mình về rừng núi nhớ ai


Trám bùi để rụng, măng mai để già”


(Việt Bắc)


+ Ca dao:


“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng


Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”…


–   Về ngôn ngữ thơ: Tố Hữu đã chú trọng lời ăn tiếng nói của nhân dân nên ngôn ngữ rất giản dị, mộc mạc mà cũng rất sinh động để tái hiện lại một thời cách mạng đầy gian khổ mà dạt dào tình nghĩa.


Câu 7 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1


Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lí lẽ và dẫn chứng trong các bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô-xtôi-ép-xki (X. Xvai-gơ).


Trả lời:


Tác phẩm


Vấn đề đặt ra


Hệ thống luận điểm


Cách triển khai


Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc


Vai trò – vị trí của Nguyễn Đình Chiểu trong nền văn học nước nhà


– Con người và những biến cố lớn trong cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu


– Giá trị trong những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu


Triển khai theo hướng diễn dịch: Những câu mang chủ đề đặt ở đầu đoạn văn sau đó mới đi phân tích, ấy dẫn chứng để chứng minh nhận định.


Mấy ý nghĩ về thơ


Thơ chính là phương tiện để thể hiện tâm hồn con người


– Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là những biểu hiện tâm hồn con người


– Những yếu tố đặc trưng của thơ là hình ảnh, tư tưởng, cảm xúc, cái thực,…


– Thơ tự do, thơ không vần – sự vượt thoát khỏi giới hạn của sáng tạo


Sử dụng thao tác lập luận bác bỏ để khẳng định vấn đề đặt ra sau đó đưa lí lẽ, dẫn chứng với những hình ảnh cụ thể đầy thuyết phục.


Đố-xtôi-ép-xki


Cuộc đời và sứ mệnh của Đô-xtôi-ép-xki


– Cuộc đời của Đô-xtôi-ép-xki khi lưu vong ở thế giới xa lạ


– Cuộc đời của Đô-xtôi-ép-xki khi trở về Tổ quốc


Đưa ra các yêu tố về thời đại, cuộc đời rồi phân tích ảnh hưởng của nó tới Đô-xtôi-ép-xki.


Câu 8 trang 215 SGK Ngữ văn 12 tập 1


Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (So sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu).


(Xem lại dàn ý tham khảo ở tiết trả bài làm văn số 3 – Đề số 2)


(Nguồn: https://thptsoctrang.edu.vn/on-tap-phan-van-hoc-12-tap-1/)


Nội dung văn học lớp 12

LỚP 12:

10. Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

* Giá trị nội dung:


– Tuyên Ngôn Độc Lập là văn kiện lịch sử vô giá: tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam mới. Vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, ngăn chặn âm mưu tái chiếm nước ta của các thế lực thù địch và các phe nhóm cơ hội quốc tế.


– Tuyên ngôn độc lập vừa là một tác phẩm văn học lớn: bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc Việt Nam


* Giá trị nghệ thuật:


– Tác phẩm là áng văn chính luận mẫu mực, thể hiện rõ phong cách nghệ thuật trong văn chính luận của Hồ Chí Minh


+ Lập luận: chặt chẽ, sắc bén, thống nhất quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.


+ Lí lẽ: xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận và từ các cuộc đấu tranh vì chính nghĩa trong lịch sử nhân loại.


+ Dẫn chứng: xác thực, với những bằng chứng đanh thép, số liệu chính xác được lấy từ sự thực lịch sử


+ Ngôn ngữ: hùng hồn, chan chứa tình cảm, cách xưng hô của Bác tạo được sự gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.


+ Giọng điệu nghị luận rất đanh thép, cứng rắn và giàu tính luận chiến.


+ Hình ảnh được sử dụng rất đa dạng, giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.


11. Chiều tối (Mộ – Hồ Chí Minh)

* Giá trị nội dung:


– Là một trong những bài thơ hay nhất của tập Nhật kí trong tù. Bài thơ tả bức tranh Chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn: Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”!


⇒ Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.


* Giá trị nghệ thuật:


– Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại:


+ Cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc; bút pháp chấm phá, gợi hơn là tả; thi đề, hình ảnh quen thuộc; nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên, ung dung tự tại


+ Hiện đại : Nhân vật trữ tình chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Tư tưởng và hình tượng thơ vận động từ bóng tối , lạnh lẽo ra ánh sáng, ấm áp, luôn hướng đến sự sống, lạc quan..


12. Lai tân (Hồ Chí Minh)

* Giá trị nội dung:


– Bài thơ Lai Tân thuộc trong số những bài thơ chủ yếu hướng ngoại (1 loại khác chiếm phần lớn tập thơ chủ yếu hướng nội, bút pháp trữ tình là chính (Chiều tối ) thường nổi bật bức chân dung tinh thần Hồ Chí Minh), thơ hướng ngoại thường ghi chép những điều tai nghe mắt thấy trên những chặng đường chuyển lao, có nội dung phê phán chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch. Lai tân là bài thơ tiêu biểu.


+ Ba câu đầu: tự sự về hành vi của 3 viên quan coi ngục, khái quát bức tranh thối nát của nhà tù.


+ Câu kết: Lời kết luận, đánh giá: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”! Chuyện thối nát là chuyện bình thường, thành “ nề nếp” ! Chữ “Thái bình” có thể xem là “nhãn tự” của cả bài thơ “ Chỉ một chữ mà đã xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”


– Câu kết có vẻ như dửng dưng vô cảm lại là một tiếng cười khẩy mỉa mai, lật tẩy bản chất cả một bộ máy nhà nước Lai Tân! ( liên hệ hoàn cảnh sáng tác thì có thể nói đây là bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc bấy giờ ( 1942 : thời gian phát xít Nhật xâm lược TQ)


* Giá trị nghệ thuật:


– Bài thơ có kết cấu đặc biệt


– Bài thơ thể hiện nghệ thuật châm biếm độc đáo sắc sảo của Hồ Chí Minh: Không “đao to búa lớn”, cứ nhẹ nhàng như không mà vẫn tạo được những đòn đả kích mạnh mẽ, thâm thúy bất ngờ.


13. Từ ấy (Tố Hữu)

* Giá trị nội dung:


– Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu nói chung: Nhà thơ của lí tưởng Cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa sôi nổi.


– Tuy nhiên, bài thơ cũng thể hiện sắc thái riêng của một tâm hồn thanh niên lần đầu bắt gặp lí tưởng, thể hiện mối duyên đầu của một thanh niên đối với cách mạng: một sự bừng sáng, một tiếng reo vui, một vườn xuân đầy hương sắc và rộn ràng tiếng chim ca. Có một cái gì rất trẻ trung, sôi nổi say đắm, cảm hứng lãng mạn tràn đầy, tâm thế hăm hở…Tất cả là cảm xúc của một cái “ Tôi” chủ quan đậm nét, và do vậy hình ảnh quần chúng cũng còn chung chung, trừu tượng.


– Từ ấy là tiếng nói cáo trạng nhân danh phẩm giá của con người lao khổ; nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo; nhân danh cái đẹp của thiên nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và của công lý để phản kháng với cái xấu, cái giả dối; nhân danh cái mới để chống lại cái lạc hậu. Đó cũng là bản quyết tâm thư của một chiến sĩ cách mạng không do dự trước nhiệm vụ, khó khăn, lao tù, súng gươm và sự tra tấn của kẻ thù, không tuyệt vọng trên những bước đường thử thách đau đớn nhất.


⇒ Bài thơ có thể xem là tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ Cách Mạng, có ý nghĩa mở đầu và định hướng cho sáng tác thơ Tố Hữu/.


* Giá trị nghệ thuật:


– Sự đa dạng của bút pháp tự sự, lãng mạn, trữ tình và nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê, tin tưởng bằng những hình ảnh thơ tươi sáng, giọng thơ say sưa, náo nức, sảng khoái, nhịp điệu hăm hở, dồn dập, thôi thúc.


14. Việt Bắc (Tố Hữu)

* Giá trị nội dung:


– Tái hiện lại cuộc chia tay giữa người ở lại và người ra đi với những lời gợi nhắc về quá khứ và những kỉ niệm của 15 năm gắn bó gian khổ. Việt Bắc hiện lên trong những hoài niệm đầy cay đắng, gian khổ nhưng tình nghĩa mặn nồng


– Bao trùm lên cả bài thơ về nỗi nhớ. Nỗi nhớ của cả người ở lại và người ra đi. Trong tâm thức của người ra đi, nỗi nhớ về Việt Bắc hiện lên với những cung bậc đa dạng, nhiều nhiều: nhớ con người, cuộc sống Việt Bắc; Nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc; nhớ về cuộc kháng chiến anh hùng và nhớ cả những ngày đầu độc lập


– Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được mối quan hệ và sự gắn bó keo sơn, cá nước giữa nhân dân Việt Bắc với những người cán bộ cách mạng.


* Giá trị nghệ thuật:


– Bài thơ được viết theo kết cấu đối đáp của ca dao trữ tình với sự luân phiên của người ở lại và người ra đi tạo cho bài thơ sự nhịp nhàng, đăng đối.


– Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:


+ Tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ đặc sắc của dân tộc, với những luyến láy, vần điệu nhịp nhàng khiến cho nỗi nhớ trong bài thơ càng trở nên nồng nàn, sâu đậm.


+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian. ách xưng hô mình – ta quen thuộc trong ca dao với sự biến đổi linh hoạt giữa mình với ta; người ở lại có lúc là mình, có lúc là ta; người ra đi lúc là ta, lúc là mình tạo ra tình cảm thân mật, tha thiết


+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…


+ Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt.


15. Tây Tiến (Quang Dũng)

* Giá trị nội dung:


Cả bài thơ là nỗi nhớ da diết của nhà thơ đối với đơn vị Tây Tiến: Nhớ những chặng đường hành quân với bao gian khổ , thiếu thốn, hi sinh mất mát mà vẫn có nhiều kỉ niệm đẹp, thú vị, ấm áp; nhớ những đồng đội Tây Tiến anh hùng…

Qua đó, tác giả đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến hào hùng, hào hoa và vẻ đẹp hùng vĩ thơ mộng của thiên nhiên miền Tây tổ quốc


⇒ Chất lãng mạn bi tráng là vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính cách mạng trong thơ Quang Dũng


* Giá trị nghệ thuật:


– Bút pháp hiện thực kết hợp lãng mạn, đậm chất bi tráng


– Nhiều sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu:


+ Hình ảnh thơ sáng tạo mang sắc thái thẩm mĩ phong phú


+ Ngôn ngữ thơ đa sắc thái, phong cách ; ( trang trọng, cổ kính; sinh động gợi tả gợi cảm…), có những kết hợp từ độc đáo ( nhớ chơi vơi , Mai Châu mùa em…), tên địa danh vừa cụ thể xác thực vừa gợi cảm giác lạ lẫm..


+ Giọng điệu: Khi tha thiết bồi hồi, khi hồn nhiên vui tươi, khi bâng khuâng man mác, khi trang trọng, khi trầm lắng…


⇒ Được xem là một thi phẩm xuất sắc, gần như đạt đến sự toàn bích về nghệ thuật.


16. Đất nước (trích Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)

* Giá trị nội dung:


– Đọan trích thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lí, văn hóa,… Qua đó nhấn mạnh tư tưởng “Đất Nước” của nhân dân


* Giá trị nghệ thuật:


– Thể thơ tự do, uyển chuyển. Giọng thơ thủ thỉ, tâm tình, biến đổi linh hoạt. Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khoáng không bị bó buộc về số chữ trong một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên.


– Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: ngôn từ, hình ảnh bình dị, dân dã, tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích: vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, vừa bay bổng, mơ mộng.


– Sức truyền cảm lớn từ sự hòa quyện của chất chính luận và chất trữ tình. Tác phẩm là sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người.


– – Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng đậm đặc đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích: vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, vừa bay bổng, mơ mộng.


17. Sóng (Xuân Quỳnh)

* Giá trị nội dung:


Qua hình tượng sóng, ta cảm nhận được sức sống và vẻ đẹp của tâm hồn phụ nữ trẻ. Bài thơ diển tả tình yêu của một trái tim giàu nữ tính thiết tha, nồng nàn chung thủy trọn vẹn, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.


+ Bài thơ Sóng đã thể hiện một cái tôi yêu nồng nàn tha thiết, yêu hết lòng, thuỷ chung trọn vẹn vượt lên sự thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người.


+ Thông qua hình tượng sóng, nhà thơ đã khám phá rất nhiều những quy luật tình cảm cũng như những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ trong tình yêu.


* Giá trị nghệ thuật:


+ Bài thơ có những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật, từ việc xây dựng hình ảnh trùng phức sóng đôi, sóng và em đến việc sử dụng thể thơ năm chữ, tạo nhịp điệu thơ như nhịp ngân vang của sóng biển và xây dựng cấu tứ. Hình ảnh thơ rất giàu ý nghĩa biểu tượng.


– Thể thơ năm chữ tạo âm điệu sâu lắng, dạt dào, như âm điệu của những con sóng biển và cũng là sóng lòng của người phụ nữ khi yêu.


– Cách ngắt nhịp linh hoạt, phóng khoáng và cách gieo vần, phối âm độc đáo, giàu sức liên tưởng


– Giọng thơ vừa thiết tha, đằm thắm, vừa mãnh liệt sôi nổi, vừa hồn nhiên, nữ tính


– Xây dựng hình ảnh ẩn dụ – với hình tượng sóng, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ.


18. Đàn Ghita của Lorca (Thanh Thảo)

* Giá trị nội dung:


– Đàn ghi ta của Lor-ca đã khắc họa thành công hình tượng Lor-ca, một nghệ sĩ có khát vọng cách tân nghệ thuật, một chiến sĩ suốt đời đấu tranh cho tự do, công lí; nhưng cuộc đời lại bất hạnh do tội ác của thế lực bạo tàn.


– Qua bài thơ, Thanh Thảo bày tỏ lòng đồng cảm, xót thương và sự tri âm, ngưỡng mộ ngưỡng mộ ngợi ca người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thể kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng. Nhà thơ cũng gửi tới người đọc một thông điệp: cái đẹp của nhân cách, cái đẹp của sự sáng tạo nghệ thuật chân chính sẽ có sức sống bất diệt.


* Giá trị nghệ thuật:


– Thể thơ tự do với nhiều cách tân. Nhiều hình ảnh ẩn dụ tượng trưng, siêu thực. Lối sắp đặt lạ hóa theo trường phải siêu thực. Bài thơ không có bắt đầu và kết thúc


– Bài thơ là sự kết hợp hai yếu tố thơ và nhạc về kết cấu tạo nên một hình thức độc đáo cho các hình tương nghệ thuật và việc thể hiện tư tưởng, quan niệm của tác giả


– Mang phong cách tượng trưng pha màu sắc siêu thực rất gần gũi với phong cách thơ Lor-ca


– Hình ảnh thơ phong phú, ngôn từ mới mẻ góp phần làm nên diện mạo phong phú của thơ ca VN sau 1975.


19. Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên)

* Giá trị nội dung:


– Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ


– Hình ảnh “con tàu” là biểu tượng cho khát vọng ra đi, đến với những miền xa xôi, đến với nhân dân với đất nước, cũng là đến với mơ ước, với ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật. Do vậy “ Tây Bắc “ ở đây vừa là tên một vùng đất cụ thể vừa biểu tượng cho mọi miền xa xôi của tổ quốc, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng nghĩa tình, nơi khắc ghi những kỉ niệm không thể quên.


* Giá trị nghệ thuật:


– Bài thơ đậm chất suy tưởng triết lí- một nét nổi bật trong phong cách thơ Chế Lan Viên


– Kết hợp cảm xúc và suy tưởng, nâng cảm xúc, tình cảm lên thành suy ngẫm triết lí , do vậy triết lí mà không khô khan trừu tượng trái lại rất gần gũi


– Hình ảnh thơ : Bên cạnh những hình ảnh thực, dung dị,bài thơ còn có nhiều hình ảnh được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, hòa trộn thực với ảo, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của người đọc.


20. Người lái đò sông Đà (trích tùy bút sông Đà – Nguyễn Tuân)

* Giá trị nội dung:


– Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc. Với ông, thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá. Cảm nhận và miêu tả sông Đà Nguyễn Tuân đã chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Hình tượng sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp của người lao động trong chế độ mới.


– Hình ảnh ông lái đò cho thấy Nguyễn Tuân đã tìm được nhân vật mới : những con người đáng trân trọng, ngợi ca, không thuộc tầng lớp đài các “vang bóng một thời” mà là những người lao động bình thường – chất “vàng mười của Tây Bắc”. Qua đây, nhà văn muốn phát biểu quan niệm : người anh hùng không chỉ có trong chiến đấu mà còn có trong cuộc sống lao động thường ngày.


– Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì công của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.


– Vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà hiện lên trong từng trang viết. Đó là vẻ đẹp của một con sông Đà hùng vĩ, hoang dại với vẻ “hung bạo” với những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận. Đó còn là vẻ đẹp của một con sông đã trữ tình, thơ mộng. Hai vẻ đẹp tưởng chừng đối lập lại tụ hội trong một con sông của quê hương Tây Bắc. Sự hài hòa trong cảnh vật thiên nhiên đã tạo nên vẻ đẹp của chính núi rừng và vùng đất Tây Bắc – nơi địa đầu của Tổ quốc


– Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ và thơ mông là hình tượng người lái đò sông Đà. Khi thiên nhiên đã được nâng lên đến mức thần thánh như thách thức con người thì ông lái đò chính là người chinh phục thiên nhiên thần thánh ấy. Hình tượng nhân vật ông lái hiện lên là một người anh hùng trên sông nước với kinh nghiệm dày dạn với tay lái ra hoa và đặc biệt ông lái còn là một con người đời thường, vô danh. Khác hẳn với những nhân vật trước cách mạng của Nguyễn Tuân, ông lái đò mang vẫn xuất hiện với tư cách là con người tài hoa, tài tử nhưng không còn là con người của quá khứ, đối lập với thực tại nữa mà ông lái là con người của hiện tại, đấu tranh với thiên nhiên, núi rừng để sinh tồn.


– Qua đó, ta cũng thấy được tình yêu, sự say đắm của Nguyễn Tuân trước thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của Tổ quốc


* Giá trị nghệ thuật:


– Tác phẩm đậm chất tài hoa uyên bác.


– Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau


– Lối so sánh liên tưởng độc đáo. Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và rất thú vị.


– Ngôn ngữ giàu có,tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất sắc sảo. Từ ngữ phong phú, sống động. giàu hình ảnh và có sức gợi cảm cao. Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,…


+ Tác phẩm thể hiện được một số dặc trưng cơ bản của phong cách Nguyễn Tuân (Có cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút kí rất phóng túng


21. Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

* Giá trị nội dung: 


– Bài kí ngợi ca dòng sông Hương và rộng hơn là vùng đất cố đô Huế đẹp thơ mộng hữu tình, ca ngợi lịch sử vẻ vang của Huế, ca ngợi văn hóa và tâm hồn người Huế.


– Tác giả coi sông Hương là biểu tượng cho tất cả những gì là vẻ đẹp của cảnh và người đất đế đô này.


– Bài kí chứng tỏ sự gắn bó máu thịt, tình yêu thiết tha với Huế và một vốn hiểu biết sâu sắc về nền văn hóa đất cố đô của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.


* Giá trị nghệ thuật:


– Đoạn trích là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Nét đắc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn văn là những cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và một trí tưởng tượng sáng tạo độc đáo.


– Văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa


22. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

* Giá trị nội dung:


– Đây là câu chuyện về những người dân lao động vùng cao Tây Bắc không cam chịu bọn thực dân, chúa đất áp bức, đày đọa, giam hãm trong cuộc sống tăm tối đã vùng lên phản kháng, đi tìm cuộc sống tự do. Tác phẩm khắc họa chân thực những nét đặc sắc về phong tục, tập quán, tính cách và tâm hồn người dân các dân tộc thiểu số


– Qua tác phẩm, tác giả lên án bọn thực dân, chúa đất độc ác dã man tàn bạo; bày tỏ sự cảm thông thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân nghèo miền núi và khẳng định sức sống ngoan cường , khát vọng tự do tiềm tàng ở người dân lao động


– Qua tác phẩm, nhà văn còn phản ánh quá trình đấu tranh từ tự phát đến tự giác, chỉ ra con đường đấu tranh để giải phóng của người dân miền núi dưới ách áp bức của bọn thực dân phong kiến.


* Giá trị nghệ thuật:


– Nghệ thuật xây dựng nhân vật : Khắc họa nhân vật sinh động, có cá tính rõ nét. Hai nhân vật Mị và A Phủ có số phận giống nhau nhưng tính cách khác nhau đã được tác giả thể hiện bằng bút pháp thích hợp.


– Ngòi bút tả cản đặc sắc: (Cảnh tết, cảnh xử kiện…)


– Nghệ thuật trần thuật rất thành công với giọng kể trầm lắng dầy cảm thông, yêu mến; nhịp kể chậm xúc động có khi hòa vào dòng tâm tư của nhân vật, vừa bộc lộ nội tâm của nhân vật vừa tạo được sự đồng cảm


– Ngôn ngữ sinh động được chọn lọc, sáng tạo giàu tính tạo hình vừa giàu chất thơ


23. Vợ Nhặt (Kim Lân)

* Giá trị nội dung:


– Giá trị hiện thực:


+ Tình cảnh thê thảm của người nông dân VIệt Nam trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nạn đói năm ấy đã trở thành một thời kì đen tối trong lịch sử của dân tộc ta bởi hơn 2 triệu đồng bào đã bị cướp đi sinh mạng.


+ Đó là hệ quả của những chính sách hà khắc, vô nhân tính của bọn thực dân Pháp và phát xít Nhật: Đằng thì bắt đóng thuế, đằng thì bắt nhổ lúa trồng đay. Dân ta lâm vào cảnh một cổ hai tròng áp bức do sự đê hèn, đốn mạt của thực dân Pháp


– Giá trị nhân đạo

(Nguồn: https://theki.vn/gia-tri-noi-dung-va-nghe-thuat-tac-pham-lop-12/)


Nội dung văn học lớp 12


Trang chủ Soạn Văn 12 Kiến thức khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

KIẾN THỨC KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN THẾ KỈ XX

Tổng hợp các kiến thức bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX ngữ văn lớp 12 mà các bạn cần ghi nhớ.

MỤC LỤC NỘI DUNG

1. I. Khái quát văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975

2. II. Vài nét khái quát văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX

3. III. Kết luận

Đọc Tài Liệu giới thiệu đến các bạn bộ tài liệu tổng hợp các kiến thức quan trọng cần ghi nhớ của bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX trong chương trình môn Ngữ Văn lớp 12.



 

Đây là bài học rất quan trọng, mở đầu cho chương trình văn 12, Anh (chị) cần nắm vững những kiến thức cơ bản của bài khái quát một thời kì văn học hơn nửa thế kỉ được khai sinh và trưởng thành trong chế độ mới, kỉ nguyên mới của đất nước – từ đó có thể soi sáng cho việc học các tác phẩm cụ thể về thơ, truyện, kí, kịch, nghị luận,... trong suốt năm học.


Bài viết khá dài, anh (chị) cần đọc kĩ để nắm được cấu trúc của bài viết, những nội dung cơ bản của bài khái quát, từ đó suy nghĩ để trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.


Dưới đây là những gợi ý chính:




Bài viết được cấu trúc thành hai giai đoạn lớn: từ 1945 đến 1975 và từ 1975 đến hết thế kỉ XX, với những nội dung cơ bản sau đây:


I. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945 ĐẾN 1975

1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa


2. Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu:


a) Chặng đường từ 1945 đến 1954

b) Chặng đường từ 1955 đến 1964

c) Chặng đường từ 1965 đến 1975

* Một số nét về văn học vùng địch tạm chiếm.


3. Đặc điểm cơ bản:


a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

b) Nền văn học hướng về đại chúng.

c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

II. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX

1. Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa


2. Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu (Bài viết nêu lên hai chặng đường: từ 1975 đến 1985 và từ 1986 đến cuối thế kỉ XX; và một số đặc điểm nổi bật: văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn sâu sắc; có tính chất hướng nội, có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật).


III. KẾT LUẬN

Kế thừa, phát triển truyền thống và những thành tựu quý báu ở các thời kì trước của một nền văn học có lịch sử lâu đời, văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một nền văn học trong một thời đại mới, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ cổ vũ chiến đấu, giải phóng dân tộc. Từ 1975, nhất là từ 1986, cùng với đất nước, văn học bước vào công cuộc đổi mới. Trong hoàn cảnh lịch sử có nhiều thuận lợi, sự giao lưu văn hóa với các nước trên thế giới được mở rộng, với truyền thống văn học của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến, nhất định chúng ta sẽ xây dựng thành công một nền văn học tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc.


Tham khảo soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX.


Cập nhật ngày 22/05/2019 - Tác giả: Thanh Long

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?

Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn

Nội dung góp ý

Nhập email của bạn để nhận phản hồi

Hủy

Gửi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Soạn văn 12 bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu Cách mạng Tháng Tám 1945 đến thế kỉ XX ngắn nhất

Soạn bài Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Soạn bài khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Bài 1 trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1

Bài 2 trang 18 SGK Ngữ văn 12 tập 1

(Nguồn: https://doctailieu.com/kien-thuc-khai-quat-van-hoc-viet-nam-tu-dau-cach-mang-thang-tam-1945-den-the-ki-xx)

Soạn văn 12 tổng hợp tất cả các kiến thức văn học chương trình lớp 12


(Nguồn: https://hoctot.net.vn/soan-van-12)