Nội dung bài Dọn về làng
Những bài viết hay nhất
Bài soạn lớp 12: Dọn về làng
Hướng dẫn soạn bài: Dọn về làng - Trang 139 sgk ngữ văn 12 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.
BẠN CÓ THỂ THÍCH
Mgid
Mgid
Bí quyết làm tình lâu gấp 10 lần với mẹo đơn giản này
Sức Khỏe Nam Giới
Bạn sẽ đau đầu bởi các cung hoàng đạo khó hiểu này
Herbeauty
Nhiều người 25 tuổi tại Hà Nội đua nhau làm giàu nhờ tài liệu này
Tài Liệu Chứng Khoán
Những cầu thủ được mệnh danh ông vua danh hiệu Quả bóng vàng
Brainberries
Nội dung bài gồm:
Tìm hiểu chung tác phẩm:
Câu 1: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả như thế nào?
Câu 2: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
Câu 3: Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả.
Back to top
Tìm hiểu chung tác phẩm:
Tác giả:
Tên khai sinh Nông Văn Quỳnh (1923- 2002), dân tộc Tày, quê tỉnh Bắc Cạn.
Tham gia cách mạng từ trước 1945. Giữ nhiều trọng trách trong văn hóa, văn nghệ.
Tác phẩm chính:
Tiếng ca người Việt Bắc (1959)
Đèo gió (1968)
Suối và biển (1984)
Một số tập thơ bằng tiếng Tày.
=>Thơ ông giản dị, tự nhiên, giàu hình ảnh mang đặc trưng của người miền núi.
Tác phẩm:
Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ này viết vào năm 1950, thời gian quê hương tác giả đang đấu tranh anh dũng với thực dân Pháp đầy đau thương mà anh dũng. Nhà thơ như ý thức được những mất mát đau thương cũng như tinh thần của nhân dân cho nên đã viết bài thơ này.
Chủ đề: nỗi thống khổ của nhân dân được diễn đạt rất cụ thể bằng những hình ảnh rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của người dân tộc miền núi
Bố cục: 2 phần:
Phần 1: 6 câu đầu + 15 câu cuối-Niềm vui khi được dọn về làng.
Phần 2: 31 câu giữa - Cuộc sống gian khổ trong sự căm giận lũ giặc của nhân dân Cao- Bắc – Lạng.
Nội dung: Dọn về làng là bức tranh hiện thực sinh động của nhân dân Cao – Bắc – Lạng trong những năm kháng chiến chống Pháp. Bức tranh có hai mảng tối và sáng: tối là cuộc sống cơ cực và bị giặc đàn áp của người dân; sáng là cuộc sống hồi sinh, vui tươi sau ngày hoàn toàn giải phóng. Tứ thơ Dọn về làng được khơi nguồn từ cảm hứng hồi sinh đó.
Back to top
Câu 1: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao – Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp đã được diễn tả như thế nào?
Trả lời:
Nỗi thống khổ của nhân dân:
Bằng hàng loạt các hình ảnh thơ Nông Quốc Chấn đã bày ra trước mắt ta những số phận con người Việt Nam mà cụ thể ở đây là những người dân tộc miền núi phải đối mặt khi thực dân Pháp xâm lược:
Mấy năm
Quên tết... quên rằm ...
Chạy hết núi khe, cay đắng ...
Lán sụp; nát cửa; vắt bám
Mẹ địu em chạy; con sau lưng tay dắt bà; vai đầy tay nải...
Cuộc sống yên ấm bị đảo lộn, nhà cửa tan hoang, gia đình li tán, cơ cực.
=> Bằng ấy hình ảnh hiện lên chúng ta thấy được cảnh tượng tang hoang đổ nát của nhân dân miền núi khi thực dân Pháp tràn vào, cuộc sống yên ổn ấm no nay thay thế bằng những cuộc chạy trốn những lo âu thấp thoải.
Tội ác của giặc Pháp:
Lán đốt trơ trụi, súng nổ, Tây lùng.
Áo quần bị vơ vét.
Cha bị bắt, bị đánh chết.
Chôn cất cha; bằng khăn của mẹ; liệm bằng áo của con
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt ...
=> Hiệu quả nghệ thuật của việc xây dựng cảnh tượng thê thảm như trên là gây nên những ấn tượng mạnh vì nó tác động vào người đọc bằng những hình ảnh cụ thể: “Cha ngã xuống", "phủ mặt cho chồng", “máu đầy tay"... Qua đó thể hiện thái độ của tác giả khi kể tội ác của giặc Pháp: xót xa, đau đớn, căm thù đến tột độ và muốn hành động trả thù: “Mày sẽ chết, thằng giặc Pháp hung tàn băm xương thịt mày mới hả". Tội ác ấy nào hơn, chúng cướp miếng cơm manh áo còn nhẹ đây chúng cướp cả tính mạng nhân dân ta. Đó là tội ác không thể nào chấp nhận được. Nhà thơ như nén cảm xúc , in sâu mối thù này trong lòng.
Back to top
Câu 2: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối của bài thơ?
Trả lời:
Niềm vui của nhân dân khi quê hương được giải phóng được diễn tả độc đóa qua hình ảnh, từ ngữ: Cười vang, Xuống làng, Người nói cỏ lay, Ô tô kêu vang đường cái, Ríu rít tiếng cười con trẻ .... Những động từ xuất hiện dày đặc diễn tả xúc cảm mừng vui, hân hoan khi quê hương đã trở lại cuộc sống thanh bình.
Đặc biệt là câu thơ : “Mẹ Cao lạng hoàn toàn giải phóng – đuổi hết nó đi con sẽ về trông mẹ” điều đó nói lên sự hứa hẹn với người mẹ đồng thời nó mang nhiều cảm xúc suy ngẫm. Đó có thể là người mẹ của tác giả nhưng cũng có thể là người mẹ tổ quốc
=> Với ngôn ngữ mộc mạc, lời thơ giản dị, ý thơ chân thực ,cảm xúc cùng với những hình ảnh vô cùng chân thật nhà thơ đã mang đến cho chúng ta về những đau thương mất mát của nhân dân miền núi, và niềm vui khi được giải phóng
Back to top
Câu 3: Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả.
Trả lời:
Màu sắc dân tộc được thể hiện qua từ ngữ , hình ảnh thơ rất mộc mạc và chân thật: người như kiến súng như củi, người nói cỏ lay trong rừng rậm…
Cách nói của người dân tộc: mày, tao…
Từ ngữ hàng ngày gần gũi: hàng đàn; quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy
Hình ánh so sánh: Người đông như kiến, súng đầy như củi; Người nói cỏ lay trong rừng rậm; Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối; ...
=> Cách diễn tả nỗi đau cũng như niềm vui sướng của tác giả sinh động giàu hình ảnh mà rất cụ thể thuần phác, hồn nhiên như chính tâm hồn của người dân miền núi.
(Nguồn: https://baivan.net/content/bai-soan-lop-12-don-ve-lang.html)
Những bài viết hay nhất 2
Phân tích bài thơ “Dọn về làng” (dàn ý)
Việt Nam / Lớp 12 » Nông Quốc Chấn » Dọn về làng
☆☆☆☆☆
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Phân tích bài thơ “Dọn về làng” (dàn ý)
I. Giới thiệu
1. Tác giả
a. Cuộc đời
Nông Quốc Chấn (1923 - 2002) tên khai sinh Nông Văn Quỳnh, dân tộc Tày, quê ở Ngân Sơn, Bác Cạn sớm giác ngộ cách mạng. Là một trong những gương mặt văn hoá tiêu biểu, đại diện cho tầng lớp trí thức dân tộc ít người trưởng thành trong cách mạng. Nhiều năm vừa đóng vai trò tích cực trong lĩnh vực quản lý văn hoá, văn nghệ, vừa bền bỉ sáng tác.
b. Sự nghiệp văn học
Nông Quốc Chấn để lại một sự nghiệp văn học có giá trị. Tác phẩm tiêu biểu:
- Tập thơ: Tiếng ca người Việt Bắc (1959); Đèo gió (1968); Suối và biển (1984)...
- Tiểu luận: Đường ta đi (1970); Một vườn hoa nhiều hương sắc (1977)
Đặc điểm sáng tác: Thơ ông mang cảm xúc chân thành, giản dị, lối diễn đạt tự nhiên mà giàu hình ảnh - lời thơ toát lên nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ
Dọn về làng được viết bằng tiếng Tày, tác giả tự dịch ra tiếng Việt, in trong tập Tiếng ca người Tây Bắc (1959). Dọn về làng viết 1950, viết về quê hương tác giả trong những năm kháng chiến chống Pháp đau thương mà anh dũng, được trao giải nhì tại đại hội liên hoan thanh niên, sinh viên thế giới tại Béc- lin. Sau đó, tác phẩm được dịch đăng trên tạp chí Châu Âu.
b. Thể loại: Thơ tự do
c. Bố cục: Chia làm hai phần
- Khổ 1, 5, 6: niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng
- Khổ 2, 3, 4: Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc.
d. Chủ đề
Thông qua lời người con tâm sự với “mẹ” (cụ thể và khái quát), bài thơ là nỗi đau khổ của nhân dân và là bản cáo trạng tố cáo tội ác của thực dân Pháp. Đồng thời cũng nói lên niềm vui của nhân dân được giải phóng, niềm tin vào tương lai tươi sáng của quê hương và lòng biết ơn của người dân miền núi đối với bộ đội giải phóng và nhân dân.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Nỗi thống khổ của nhân dân và tội ác của giặc
a. Nỗi thống khổ của nhân dân
Cuộc sống cay đắng đủ mùi (mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy - chạy hết núi lại khe cay đắng đủ mùi, cơn sấm sét sụp xuống khiến tan nhà nát cửa - đường đi lại vắt bám đầy chân):
- Cuộc sống không ổn định, luôn phập phồng lo âu.
- Chạy giặc loạn lạc trong cảnh mưa bão mịt mù, sấm sét dữ dội.
- Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng.
- Chết không ai chôn.
Hình tượng người mẹ: chịu bao đau thương, mất mát nhưng can trường trước hoàn cảnh (đó là người mẹ đồng thời cũng là biểu tượng cho người mẹ chung, đó là quê hương đất nước).
b. Tội ác của giặc
- Đốt nhà, cướp của, coi rẻ sinh mạng của nhân dân.
- Vét hết quần áo, tra tấn, đánh đập.
- Biện pháp liệt kê và tự sự mở ra một không gian nghệ thuật với bao chi tiết rất sống động; cảnh đau đớn và thương tâm được tái hiện một cách chân thực.
c. Lòng căm thù giặc sâu sắc
Mày sẽ chết! Thằng giặc Pháp hung tàn
Băm thịt xương mày, tao mới hả!
- Đó chính là thảm hoạ của dân tộc ta và cũng là nỗi đau đớn của nhà thơ nói riêng và của nhân dân ta nói chung.
- Bài thơ như bản cáo trạng kể tội thực dân xâm lược.
- Qua đó, bộc lộ thái độ của tác giả về sức chịu đựng và tình cảm yêu nước của dân tộc vùng cao.
2. Niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng: bằng một phong cách riêng, mang đậm màu sắc tư duy của người miền núi được thể hiện qua:
a. Bố cục giản dị
- Mở đầu bài thơ là những cảm xúc diễn tả niềm vui Cao - Bắc - Lạng được giải phóng: Mọi người chuẩn bị “Dọn về làng” để khôi phục cuộc sống.
- Tiếp theo là nỗi buồn tuổi, xót xa, căm giận bọn thực dân Pháp đã tàn phá, gieo rắc tội ác trên quê hương và gia đình tác giả.
- Đoạn kết trở lại với niềm vui hân hoan vì từ nay quê hương được giải phóng - thanh bình trở lại
- Cách kể theo trật tự: hiện tại - quá khứ - hiện tại.
b. Lối nói cụ thể, cảm xúc, suy nghĩ được diễn đạt giàu hình ảnh: Quê hương được hồi sinh, sức sống của dân tộc trỗi dậy mãnh liệt, từ âm thanh rộn ràng đến hình ảnh náo nức đáng yêu (người đông như kiến, súng đầy như củi, đường cái kêu vang tiếng ô tô... nhà lá). Điệp từ “không” để khẳng định từ nay làng sẽ đổi khác, sẽ hồi sinh và vươn mình.
c. Giọng điệu tươi vui, hân hoan, hồ hởi: Từ những chi tiết, âm thanh cụ thể, niềm vui tràn ngập như bay lên trên từng câu chữ mộc mạc. Qua đó, càng cho ta thấy khát vọng tự do của dân tộc ta.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung
Bài thơ đã tái hiện được quá khứ đau thương cùng với niềm vui chiến thắng và giải phóng, cũng như ca ngợi sự hồi sinh, vươn dậy của quê hương và của đồng bào Cao - Bắc - Lạng.
2. Giá trị nghệ thuật
- Bút pháp tương phản: Giọng kể có phong vị hồn nhiên, bộc lộ được dấu ấn cá nhân. Đậm màu sắc dân tộc qua cách sử dụng hình ảnh: chỉ số nhiều (người đông như kiến, súng đầy như củi, người nói cỏ lay trong rừng rậm), chỉ cái chết (cha ơi! cha không biết nói rồi....), chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm (hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối, quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng), không khí vui tươi, sinh động (đường cái kêu vang tiếng ô tô, trong rừng ríu rít tiếng cười con trẻ).
- Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị, thiên về ví von; cụ thể mà khái quát.
(Nguồn: (http://www.gioivan.net/Ph%C3%A2n-t%C3%ADch-b%C3%A0i-th%C6%A1-D%E1%BB%8Dn-v%E1%BB%81-l%C3%A0ng-d%C3%A0n-%C3%BD/bv-ky6a-6Hq9AEiujrHK0DNTQ)
Những bài viết hay nhất 3
DỌN VỀ LÀNG
ADMIN - 04/01/2022
Share on Facebook
Share on Twitter
Mời các em đến với phần hướng dẫn soạn bài Dọn về làng sau đây để biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK thông qua những gợi ý chi tiết, rõ ràng; dễ dàng và thuận tiện hơn trong quá trình chuẩn bị bài học.
Bạn đang xem: Dọn về làng
1. Video bài giảng
2. Tóm tắt nội dung bài học
2.1. Nội dung
2.2. Đặc sắc nghệ thuật
3. Soạn bài Dọn về làng chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
3.2. Soạn bài chi tiết
4. Soạn bài Dọn về làng chương trình nâng cao
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Dọn về làng
6.Hỏi đáp về bài thơ Dọn về làng
*
Dọn về làng là bài thơ tả lại cảnh quê hương miền núi sau khi được quân ta giải phóng, thể hiện qua lời tâm sự của người con với mẹ:Bọn giặc bị tiêu diệt, cuộc sống của làng bản đã được hồi sinh, niềm hạnh phúc đã trở lại.Bài thơ còn thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của quê hương, biểu hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm và khát vọng thanh bình của nhân dân miền núi. Tác phẩm cũng thể hiện sự hồi sinh, niềm hân hoan vui sướng tự hào, biết ơn của người dân miền núi khi được bộ đội giải phóng khỏi ách áp bức của giặc Pháp.
2.2. Đặc sắc nghệ thuật
Kết cấu lặp vòng đầu - cuối với tiêu đề cụ thể "Dọn về làng" để làm nổi bật niềm vui chiến thắng.So sánh độc đáo bằng những hình ảnh chân thực.Cảm xúc dồn nén, lời thơ mộc mạc, tự nhiên, đậm chất dân tộc miền núi.
3. Soạn bài Dọn về làng chương trình chuẩn
3.1. Soạn bài tóm tắt
3.2. Soạn bài chi tiết
Câu 1: Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc – Lạng và tội ác của giặc Pháp được diễn tả như thế nào?
a. Cuộc sống gian khổ của nhân dân Cao - Bắc – Lạng
Sống đói khát, ngột ngạt, kinh hoàng, tiêu điều xơ xác, tan tác. Phải vào rừng trốn tránh sự khủng bố, lùng sục của giặc.
Mấy năm quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy.
Chạy hết núi khe, cay đắng đủ mùi.
Đó là cuộc sống không ổn định, nơm nớp lo âu, thiếu thốn trăm bề, thiếu vắng niềm vui.Đại diện là một bi kịch gia đình: cha chết không ai chôn. Nỗi đau cho người còn lại với mẹ, con thơ, bà già yếu Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt.
Xem thêm: Top 15 Game Nhập Vai 3D Offline Hay Cho Pc, Game Nhập Vai 3D Offline
Cha ngã xuống nằm trên mặt đất
Cha ơi! Cha khôn biết nói rồi…
Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng
Con cởi áo liệm thân cho bố,
Mẹ con ẵm cha đi nằm ở chân rừng
Máu đầy tay, nước tràn đầy mặt…
b. Tội ác dã man của thực dân Pháp
Triệt làng, giết dân không phân biệt già trẻ, lớn bé, khủng bố đồng bào miền núi,…
Câu 2: Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao – Bắc – Lạng được giải phóng qua phần đầu và phần cuối bài thơ.
Nhân vật trữ tình bày tỏ niềm vui với người mẹ của mình, sự lựa chọn ấy giúp thể hiện niềm vui một cách chân thành, sâu sắc.Niềm vui quê hương được giải phóng được thể hiện bằng một phong cách riêng, đậm màu sắc độc đáo của tư duy miền núi. Cách thể hiện niềm vui cũng mang phong cách riêng: lối nói cụ thể, cảm xúc suy nghĩ được diễn đạt bằng những câu thơ rất giàu hình ảnh.Sự đối lập của đoạn thơ này với đoạn thơ trước đó:Về cảm xúc và giọng điệu thơ: vui tươi, sung sướng >Về hình ảnh thơ: tươi sáng, rộn ràng >
Câu 3: Phân tích màu sắc dân tộc được biểu hiện qua cách sử dụng hình ảnh của tác giả.
Đó là những hình ảnh giản dị, cụ thể, gần gũi, theo cách nói của đồng bào dân tộc. Lối diễn đạt tự nhiên giàu hình ảnh, không cầu kì, hoa mĩ, trau chuốt:Chỉ số nhiều: "Người đông như kiến, súng đầy như củi" hay "Người nói cỏ lay trong rừng rậm".Chỉ nỗi khổ triền miên: "Mấy năm qua quên tết tháng giêng, quên rằm tháng bảy".Chỉ cái chết: "Cha ơi! Cha không biết nói rồi..."Không khí vui tươi, sinh động: "Đường cái kêu vang tiếng ô tô /Trong trường ríu rít tiếng cười con trẻ".Chỉ cuộc sống yên ổn, no ấm: "Hổ không dám đến đẻ con trong vườn chuối /Quả trong vườn không lo tự chín, tự rụng".
Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Dọn về làng để nắm vững kiến thức cần đạt về bài học này hơn.
4. Soạn bài Dọn về làng chương trình nâng cao
Mod Ngữ văn sẽ cập nhật bài soạn này trong thời gian sớm nhất!
5. Một số bài văn mẫu về bài thơ Dọn về làng
"Dọn về làng" là một trong những thành tựu đáng tự hào của thơ ca kháng chiến thời chống Pháp. Để cảm nhận và phân tích được bài thơ, các em có thể tham khảo bài văn mẫu dưới đây.
(Nguồn: https://bepgasvuson.vn/don-ve-lang/)
(Nguồn: https://hoctot.net.vn/don-ve-lang-nong-quoc-chan)