Nội dung bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

Những bài viết hay nhất

Nội dung chính bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi)

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Đất nước ( Nguyễn Đình Thi). Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1


Bài làm:



Nội dung bài gồm:

A. Ngắn gọn những nội dung chính

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học 

Back to top

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung 


 Tác giả

Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài: ông vừa một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình. Thơ của nguyễn Đình Thi có bản sắc  riêng, vừa tự do phóng khoáng có những suy tư về con người tình yêu.


 Tác phẩm

Bài thơ được ghép từ hai bài thơ đó là sáng mát trong như sáng năm xưa (1948) và bài thơ đêm mít tinh (1949). Tuy là lắp ghép nhưng lại giống như một bài thơ hoàn chỉnh về đất nước. phần sau được nhà thơ viết vào năm 1955 và được đưa vào tập Người chiến sĩ (1956). Bài thơ là sự đúc kết những suy ngẫm và cảm xúc của tác giả về đất nước trong hững năm dài kháng chiến.


2. Phân tích văn bản


 Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm

Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc những chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy".Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết của nhân vật trữ tình phải chia tay Hà Nội để đi tìm con đường cứu nước.


Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi.

Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình hạnh phúc hòa trong vẻ đẹp của tạo vật. 


Đất nước đau thương trong chiến tranh:

Đất nước chìm trong máu và nước mắt. Đất nước bật lên nỗi căm hờn


Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang:

Vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu, chống lại kẻ thù. Hình ảnh đất nước kì vĩ, chói lọi, quật khởi bừng dậy giữa hiện thực rung trời chuyển đất.


Back to top

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học 

 Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm

Mở đầu bài thơ tác gỉa đưa ra tín hiệu nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới=> đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa  mùa thu Hà Nội.


Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của tác giả 


Bức tranh mùa thu trong hoài niệm của tác giả giả hiện lên chân thực khi mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội, những nét đẹp mà chỉ khi người người ta ở lâu ở một vùng đất nào đó, người ta mới cảm nhận được nó. Mùa thu Hà Nội đẹp như vậy nhưng lại man mác buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội


=> Không chỉ vẽ lên bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét mà còn những chứa đầy tâm trạng của người ra đi. Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy quyết tâm: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.  Mùa thu Hà Nội đẹp là vậy. những chứa đựng những nỗi buồn không nói thành lời  của nhân vật trữ tình phải tạm chia tay Hà Nội, chia tay mùa thu năm ấy để đi tìm con đường thoát cứu nước, dành độc lập, tự do.


Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn.

Đó là tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. Mùa thu cách mạng tươi đẹp, và tràn đầy sức sống. Tác giả rất khéo léo khi dịch không gian nghệ thuật  từ những phố dài xao xác buồn sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống, nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc như cất tiếng hát hòa trong sự phấn chấn của tạo vật phấp phới, thiết tha.


Đó Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta…


Đó Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về.


Và cuối cùng đó là tất cả niềm tự hào về đất nước của nhân vật trữ tình yêu quê hương, yêu đất nước.


Nghệ thuật: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, phép điệp, giọng thơ sôi nổi, cảm xúc dạt dào, trữ tình.


=> Qua đoạn thơ ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.


Một đất nước đau thương trong chiến tranh:


Hình ảnh đất nước trong đau thương và chiến tranh hiện lên như một thước phim chân thật:


Đất nước chìm trong máu và nước mắt: những cánh đồng quê chảy máu, dây thép gai đâm nát trời chiều, bát cơm chan đầy nước mắt…đứa đè cổ đứa lột da.


Đất nước bật lên nỗi căm hờn: Từ những năm đau thương chiến đấu…căm hờn.


Đất nước đã vùng lên giành lấy chiến thắng:

Đất nước đã vượt lên đau thương để lao động và chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược: Những đêm dài hành quân nung nấulòng dân ta yêu nước thương nhà.


Hình ảnh đất nước kì vĩ cùng bừng dậy để chiến đấu, rung chuyển đất trời: Ôm đất nước những người áo vải / Đã đứng lên thành những anh hùng, Nước Việt Nam từ máu lửa / Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.


Nghệ thuật : hình ảnh sáng tạo, gợi hình gợi cảm, biện pháp đối lập khéo léo, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm cả đoạn.


=> Qua hai đoạn thơ ta có thể thấy được bức tranh đất nước được tạo nên bằng chất liệu hiện thực. Hình tượng đất nước giàu tính sử thi, là cao trào của cảm xúc, lay động lòng dễ chạm đến trái tim người đọc.


3. Tổng kết


Nội dung

Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến trong không gian rộng lớn. Đất nước gần gũi, thiêng liêng, vĩ đại và anh hùng.


Nghệ thuật

Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ.


Ý nghĩa

"Đất nước" của Nguyễn Đình Thi được cảm nhận trong những năm tháng kháng chiến rộng lớn, hào hùng mà thiêng liêng. Ta có thể thấy tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất của tác giả.

(Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-dat-nuoc-nguyen-dinh-thi.html)


Những bài viết hay nhất 2

Anh/chị hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.

Học Sinh Giỏi 01/02/2017 Ngữ văn lớp 12 616 Views


 Facebook Twitter LinkedIn Pinterest

Anh/chị hãy nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi.


Gợi ý:


a)  Nội dung: Thể hiện cảm hứng tổng hợp, khái quát về đất nước. Đó là những suy cảm một đất nước đẹp giàu, hiền hoà, tình nghĩa; về lịch sử cách mạng của đất nước – một đất nước đau thương, nô lệ, lầm than đã đứng lên chiến đấu anh dũng và chiến thắng hào hùng.


b)  Đặc sắc nghệ thuật:


–   Bài thơ giàu nhạc điệu, những tìm tòi và sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ.


–   Hình ảnh thơ vừa cụ thể vừa có tính khái quát cao, mang đặc trưng của lối tư duy và cảm xúc hiện đại.



 

–   Sự tổ chức các ý thơ không theo lôgic truyền thống mà theo cảm hứng tổng hợp, tự do. Điều này làm nên chất mới lạ và phong cách riêng của thơ Nguyễn Đình Thi.


–   Sửdụng thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn rất linh hoạt, phù hợp với sự Vận động của mạch cảm xúc trữ tình.


–   Có sự phối hợp nhiều kiểu trùng điệp (từ, ngữ, kiểu câu), cách gieo vần, phối, phối âm, ngắt nhịp đã tạo cho bài thơ rất giàu chất nhạc. Bài thơ tựa một bản giao hưởng với tiết tấu từ khoan thai dìu dặt đến hối hả trào sôi.



 

–   Ngôn ngữ trong bài thơ trong sáng, cô đọng hàm súc, giàu chất tượng hình.


(Nguồn: https://hocsinhgioi.com/anhchi-hay-neu-nhung-net-chinh-ve-noi-dung-va-nghe-thuat-bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi)


Những bài viết hay nhất 3

GIỚI THIỆU

Ngữvăn 12- Ban Cơbản


Tuần lễ thứ: 10 . Tiết thứ: ½ tiết 30. Ngày sửa:29/10/2009


Đọc thêm: ĐẤT NƯỚC

                   (Nguyễn Đình Thi)

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Cảm nhận được những xúc cảm và suy nghĩ của nhà thơ về ĐN qua những hình ảnh mùa thu và hình ảnh ĐN đau thương bất khuất, anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

II. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định lớp- Kiểm tra bài cũ:

Ổn định lớp: HS và GV yên vị, điểm danh, yêu cầu ngồi ngay ngắn, im lặng, lắng nghe, suy nghĩ về câu hỏi, chú ý bổ sung cho bạn. (01’)


Kiểm tra bài cũ:



Hỏi: Trong đoạn trích “Đất Nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận “Đất Nước” theo phương diện nào?

Trả lời:

Địa lí, lịch sử, văn hóa, truyền thống, sinh hoạt thường ngày,… đặc biệt, tác giả đi sâu lí giải tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

Hỏi: Cơ sở tác giả xác định tư tưởng “ Đất Nước của Nhân Dân”?

Trả lời:

- Địa hình sông núi.

- Dòng chảy lịch sử, văn hóa.

- Sự kế thừa một phần Đất nước có ở trong mỗi con người…

2. Giới thiệu bài mới:

Nếu trong đoạn trích “Đất Nước”, trích trường ca “Mặt đường khát vọng”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận “Đất Nước” theo phương diện: Địa lí, lịch sử, văn hóa, truyền thống, sinh hoạt thường ngày,… đặc biệt, tác giả đi sâu lí giải tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thì trong bài thơ “Đất Nước”, Nguyễn Đình Thi lại cảm nhận Đất Nước qua hai hình ảnh bầu trời và mặt đất, qua hình ảnh Đất Nước trong quá khứ, hiện tại, tương lai, trong hình ảnh ĐấtNước đau thương mà anh dũng. Để rõ hơnđiều này, ta cùngnghiên cứu thi phẩmm này của Nguyễn Đình Thi.


HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn (05’).

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả.

+ GV: Gọi HS đọc phần Tiểu dẫn của SGK

+ GV: Em hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Đình Thi, nhất là những sáng tác thơ của ông?

HS dựa vào tiểu dẫn, tích hợp dọc với bài “Mấy ý nghĩ về thơ” để phát biểu.

GV củng cố, hướngdẫn HS đánh dấu trong SGK.


- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản.

+ GV: Em giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh sáng tác bài thơ?

HS: đựa vào Tiểu dẫn trình bày.

GV: Giảng thêm về hoàn cảnh Đất Nước: 1948- 1949- ĐN ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nên chưa được giải phóng. 1955, miền Bắc đã được giải phóng, đi lên CNXH.


+ GV: Em hãy chia bố cục của văn bản?

HS dựa vào văn bản và vở soạn để nêu bố cục và đặt tên từng phần.

GV củng cố.


* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ.

+ GV: Gọi HS đọc diễn cảm văn bản.

+ GV: Mùa thu của Hà Nội năm xưa được tác giả miêu tả như thế nào?


+ GV: Trong mùa thu ấy, những con người được miêu tả như thế nào?


- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mùa thu Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc.

+ GV: Mùa thu hiện tại đã có những thay đổi như thế nào?

HS: Tâm trạng con người và cảnh vật đềuthay đổi.


+ GV: Những hình ảnh, tính từ, điệp từ diễn tả điều gì?

HS tìm và nhận xét.


+ GV: Nhà thơ còn suy tư về những truyền thống gì của dân tộc?


- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Những suy tư và cảm nhận về đất nước trong chiến đấu.

+ GV: Câu thơ nào khái quát được hình ảnh đất nước ta dưới ách nô lệ?

Hs tìm trong văn bản, nhận xét.


- GV: Hình ảnh con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam hiện lên trong chiến đấu như thế nào?


HS tìm trong văn bản, chỉ ra các chi tiết, nhận xét về tác dụng của ccác biện pháp nghệ thuật.


* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.

- GV: Nội dung cơ bản của đoạn trích ?

- GV: Những đặc điểm đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích?

HS nhìn lướt toàn bộ phần vở ghi, kết hợp với bài soạn, văn bản để nhận xét. I. Giới thiệu:

1. Tác giả:

(SGK)

- Là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật và đều có sự thành công

- Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo.

- Cảm xúc đậm nét nhất là về đất nước.

2. Văn bản:

a. Hoàn cảnh sáng tác:

Hoàn thành 1955, đưa in trong tập “Người chiến sĩ”

b. Bố cục: 2 phần.

- Phần đầu: từ đầu đến “những buổi ngày xưa vọng nói về”

Cảm hứng về đất nước.

- Phần sau: tiếp đến hết

Những chặng đường kháng chiến.

II. Đọc - hiểu văn bản.


1. Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm :


- Sáng mùa thu trong thiên nhiên trong lành của núi rừng Việt Bắc  tác giả nhớ về mùa thu của Hà Nội năm xưa

- Một mùa thu đẹp, đặc trưng nhưng cũng rất buồn

- Đầu không ngoảnh lại Những con người ra đi dứt khoát nhưng cũng đầy lưu luyến.

2. Mùa thu hiện tại ở chiến khu Việt Bắc:

- Nhiều thay đổi:

+ Tâm trạng con người: hào hứng, sôi nổi khi đứng giữa đất trời tự do.

+ Những hình ảnh, tính từ, điệp từ: khẳng định chủ quyền, sự trù phú, giàu có của đất nước.

- Sự suy tư, và tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc.

3. Những suy tư và cảm nhận về đất nước trong chiến đấu:

- Đau thương, căm hờn quyết tâm đứng lên chiến đấu:

+ Những hình ảnh tương phản: sự đau thương của đất nước trong chiến tranh.

+ Kẻ thù huỷ hoại tất cả đời sống tinh thần cũng như vật chất.

+ Những từ ngữ diễn tả tâm trạng: sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước.

+ Những con người hiền lành biến tình yêu nước nồng nàn thành sự cháy bỏng căm hờn và kiên quyết chiến đấu giành quyền sống chính đáng.

- Đất nước anh dũng, kiên cường:

+ Biện pháp đối lập: sự tàn bạo của giặc và tấm lòng yêu nước của dân ta.

+ Sự thay đổi về cảnh vật: vừa chiến đấu vừa xây dựng.

+ Sự thay đổi con người: giản dị mà bất khuất, kiên cường, quật khởi.

- Con người VN đã đứng đúng tư thế hào hùng rũ bỏ vết nhơ nô lệ

III. Tổng kết:

- Đây là bài thơ hay nhất của đời thơ NĐT.

- Tiêu biểu cho cái nhìn của ông về đất nước: mang vẻ đẹp trong sự đau thương.


3. Củng cố:

- Học thuộc bài thơ.

- Cảm xúc 2 mùa thu?

- Hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong chiến đấu?

4. Dặn dò:

- Các yếu tố tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

- Làm bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 130 theo 4 nhóm. Giờ sau, đại diện nhóm trình bày trên bảng phụ. Giáo viên sẽ củng cố.

(Nguồn: http://thdao.khanhhoa.edu.vn/tai-nguyen/on-tap-de-kiem-tra/dat-nuoc-nguyen-dinh-thi-.html)


Bài thơ đất nước của nguyễn đình thi

(Nguồn: https://hoctot.net.vn/bai-tho-dat-nuoc-cua-nguyen-dinh-thi)