Nội dung bài Những đứa con trong gia đình
Những bài viết hay nhất
Nội dung chính bài Những đứa con trong gia đình
Photo of Hanoi1000 Hanoi100011/12/20210 1 11 minutes read
Nội dung bài viết (chọn nhanh)
Nội dung chính bài Những đứa con trong gia đình
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Những đứa con trong gia đình. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Những đứa con trong gia đình. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 2.
Bài làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
Tác giả
Nguyễn Thi (1928-1968), bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca quê ở xã Quần Phương Thượng, huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định. Ông mồ côi cha từ năm mười tuổi mẹ đi bước nữa.
Trong kháng chiến chống Pháp Nguyễn Thi làm công tác tuyên huấn vừa chiến đấu vừa hăng hái hoạt động văn nghệ. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và công tác ở tòa soạn tạp chí Văn nghệ quân đội. Ông hy sinh ở mặt trận Sài Gòn trong cuộc tấn công tết Mậu Thân (1968).
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hiện đại hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông có tình cảm gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam. Ông là nhà văn của người nông dân Nam Bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Tác phẩm
Sáng tác năm 1966, thời kì cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra cam go, ác liệt. Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi, được viết ngay trong những ngày ông còn công tác ở tạp chí văn nghệ quân giải phóng.
2. Phân tích văn bản
Truyền thống gia đình
Truyền thống gia đình đúc kết từ tình yêu thương máu mủ ruột già, bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cách mạng và tinh thần đánh giặcđể trả nợ nước thù nhà đã gắn kết những con người ấy với nhau. Kháng chiến vẫn cứ kéo dài mãi từ đời ba mẹ sang đời con. Và con là sự tiếp nối cha mẹ nhưng không chỉ là tiếp nối huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống, lòng yêu nước căm thù giặc. Đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn sinh ra họ, phải hiểu về truyền thống gia đình của họ.
Nhân vật chú Năm
Chú Năm là người lưu giữ truyền thông, và phát huy cho những người con sau này truyền thống căm thù giặc của cha ông ta. Chú xem việc tòng quân là việc lớn, là nghĩa cử cao đẹp nhất của cuộc đời. Qua đó giúp hai chị em Việt và Chiến có thể lên đường tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Hai chị em Chiến, Việt
Nét tính cách chung của hai chị em
Chiến và Việt đều là hai nhân vật trung tâm của truyện ngắn góp phần thể hiện nội dung cũng như tư tưởng của tác phẩm. Hai nhân vật này đều có những vẻ đẹp tiếp nối truyền thống gia đình và đưa truyền thống ấy đi xa hơn. Hai chị cũng cùng sinh ra trong một gia đình chịu nhiều mất mát đau thương. Hai chị em có chung mối thù với bọn xâm lược. Tuy còn nhỏ tuổi, chí căm thù đã thôi thúc hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba má, và có cùng nguyện vọng: được cầm súng đánh giặc. Tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em. Tình cảm này được thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau ghi tên tòng quân và sáng hôm sau trước khi lên đường nhập ngũ cũng khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm.
Nét riêng ở hai chị em Chiến và Việt
Chị Chiến:
Là cô gái mạnh mẽ nhưng cũng mang nét dịu dàng, nữ tính của người con gái thời xưa. Hình tượng người mẹ luôn hiện về trong Chiến. Chiến có những nét rất giống mẹ. Tuy còn ít tuổi nhưng Chiến đã sớm trưởng thành và gánh vác công việc gia đình nặng nề, lo cho các em thay má. Cô rất đảm đang tháo vát cả trong việc gia đình lẫn việc đánh giặc, một người con của đất nước. Chiến thu xếp việc nhà xong xuôi để chuẩn bị lên đường đã chứng tỏ Chiến là người trưởng thành thật sự tuy đôi lúc còn giành với em nhưng không quên mình là một người chị cả.
Việt
Việt là chàng trai có tâm hồn trong sáng, trẻ con, yêu đời. Việt có nét riêng của con trai mới lớn, tính tình trẻ con ngây thơ hiếu động. Việt hay giành phần hơn với chị từ việc đi bắt ếch, tòng quân, lập chiến công giết giặc. Cách thương chị của Việt cũng rất trẻ con.“Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội. Dòng máu trong con người Việt là dòng máu gia truyền của những con người gan góc, không bao giờ sợ trước bạo tàn. Việt đã chiến đấu dũng cảm lập chiến công dùng thủ pháo tiêu diệt một xe tăng bọc thép của giặc. Việt là đứa con kế tục truyền thống của gia đình đi tiếp con đường cách mạng của ba má.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tóm tắt truyện của văn bản
Truyện kể về Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội, cha mẹ anh đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thù sâu sắc với Mĩ – Ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình anh và chị gái tham gia chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn cả sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chị Chiến không nghe. Sau đó chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi đi chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm.Kết thúc đoạn trích bằng hình ảnh hai chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
2. Phân tích chi tiết văn bản
Truyền thống gia đình
Truyền thống gia đình đúc kết từ tình yêu thương máu mủ ruột già, bằng tình yêu quê hương đất nước, tình yêu cách mạng và tinh thần đánh giặcđể trả nợ nước thù nhà đã gắn kết những con người ấy với nhau. Kháng chiến vẫn cứ kéo dài mãi từ đời ba mẹ sang đời con. Và con là sự tiếp nối cha mẹ nhưng không chỉ là tiếp nối huyết thống mà còn là sự tiếp nối truyền thống, lòng yêu nước căm thù giặc. Đồng thời muốn hiểu về những đứa con phải hiểu ngọn nguồn sinh ra họ, phải hiểu về truyền thống gia đình của họ.
Chú Năm là đại diện cho truyền thống cũng như cho lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ). Má trong ký ức của Việt cũng là người hiện thân của truyền thống. Đó là một con người chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ côi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng. Ấn tượng sâu đậm ở má mà Việt nhớ là khổ nâng cắn ràng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu. Việt và chị Chiến là những lớp người đại diện để tiếp nối cái truyền thống đó.
Truyền thống yêu nước mãnh liệt, căm thù bọn xâm lược và tinh thần chiến đấu sắt đá đã gắn kết những con người trong gia đình với nhau.
Chú Năm kể: “Chuyện gia đình nó cũng dài như sông, để rồi chú chia cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó”
Má Việt: hiện thân của truyền thống. Đó là một con người chắc, khỏe, sực mùi lúa gạo và mồ hôi, thứ mùi của đồng áng, của cần cù sương nắng. Ấn tượng sâu đậm ở má Việt là khả năng cắn răng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.
=> Qua đó thể hiện tấm lòng thủy chung son sắt với cách mạng, lưu giữ truyền thống tốt đẹp của gia đình của những đứa con.
Nhân vật chú Năm
Chú Năm là người lưu giữ truyền thông, và phát huy cho những người con sau này truyền thống căm thù giặc của cha ông ta. Chú xem việc tòng quân là việc lớn, là nghĩa cử cao đẹp nhất của cuộc đời. Qua đó giúp hai chị em Việt và Chiến có thể lên đường tiếp nối truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Lời nói của chú Năm với cán bộ và với chị em Chiến, Việt cho thấy chú xem tòng quân là việc lớn, còn việc nahf chỉ là việc thỏn mỏn, chú ủng hộ việc hai chị em Chiến và Việt tòng quân. Đó cũng chính là sự tiếp nối truyền thống gia đình
Chú hò điệu hò giữa ban ngày
Một hiệu lệnh: hiệu lệnh tòng quân, hiệu lệnh lên đường
Lời nhắn nhủ tha thiết của chú Năm với hai chị em Việt và Chiến: lời nhắn nhủ truyền thống gia đình tới hai chị em Chiến, Việt
Nhắn nhủ lời thề thủy chung son sắt với cách mạng, với dân tộc
=> Chú Năm là người lưu giữ, ghi chép cuốn sổ gia đình: ghi lại những đau thương, mất mát và ghi lại cả những chiến công, vừa là người truyền lại truyền thống gia đình cho những thế hệ sau
(Nguồn: https://hanoi1000.vn/noi-dung-chinh-bai-nhung-dua-con-trong-gia-dinh/)
Những bài viết hay nhất 2
Tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Photo of THPT Sóc Trăng THPT Sóc Trăng Send an email25/11/20210 5 phút
Đề bài: Em hãy tóm tắt lại nội dung truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi.
***
Bài văn tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình ngắn gọn và đủ ý nhất
Chuyện kể về hai chị em Chiến – Việt, những đứa con trong một gia đình có nhiều mất mát, đau thương: cha bị Pháp chặt đầu hồi chín năm, mẹ bị đại bác Mĩ bắn chết. Khi hai chị em Chiến – Việt trưởng thành, cả hai đều giành nhau tòng quân. Nhờ sự đồng tình của chú Năm, cả hai đều được nhập ngũ và ra trận.
Bạn đang xem: Tóm tắt truyện Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)
Trong trận đánh ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt diệt được một xe bọc thép đầy Mĩ và sáu tên Mĩ lẻ nhưng anh cũng bị thương nặng, lạc đồng đội, một mình nằm lại chiến trường khi còn ngổn ngang dấu vết của đạn bom và chết chóc. Việt ngất đi, tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, Việt hồi tưởng về gia đình, về những người thân yêu như mẹ, Chú Năm, chị Chiến…
Bài viết gần đây
Soạn bài Tây Tiến (Quang Dũng)
3 ngày trước
Hệ thống kiến thức bài Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài
4 ngày trước
Cảm nhận về tính cách hung bạo của hình tượng sông Đà
4 ngày trước
Phân tích hình ảnh con sông Đà hung bạo trong Người lái đò sông Đà
4 ngày trước
Đoạn trích thể hiện lần tỉnh dậy thứ tư của Việt trong đêm thứ hai. Tuy mắt không nhìn thấy gì, tay chân nhức buốt, tê cứng nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu và cố gắng từng tí một lê về phía có tiếng súng của quân ta vì phía đó “là sự sống”.
Việt hồi tưởng lại những sự việc xảy ra từ sau ngày má mất. Cả hai chị em đều háo hức tòng quân, nhưng Chị Chiến nhất định giành đi trước vì cho rằng Việt chưa đủ 18 tuổi. Đến đêm mít tin, Việt nhanh nhảu ghi tên mình trước. Chị Chiến chậm chân và “bật mí” chuyện Việt chưa đầy 18 tuổi. Nhờ chú Năm đứng ra xin giúp, Việt mới được tòng quân. Đêm hôm ấy, chị Chiến bàn bạc với Việt về mọi việc trong nhà. Việt răm rắp chấp nhận mọi sự sắp đặt của chị Chiến, vì Việt thấy chị Chiến nói giống má quá chừng.
Sáng hôm sau, hai chị em khiêng bàn thờ má sang gửi nhà chú Năm. Việt cảm thấy lòng mình “thương chị lạ”.
Sau ba ngày đêm, đơn vị đã tìm thấy Việt. Anh được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến; sức khoẻ hồi phục dần. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị kể lại chiến công của mình. Việt rất nhớ chị, muốn viết thư nhưng không biết viết như thế nào vì Việt không muốn kể chiến công của mình do tự thấy nó chưa thấm gì so với thành tích của đơn vị và những mong ước của má.
Xem thêm: Sơ đồ tư duy Những đứa con trong gia đình
3 mẫu bài tóm tắt tác phẩm Những đứa con trong gia đình hay nhất
Bài tóm tắt 1:
Việt là một chiến sĩ Giải phóng quân, xuất thân từ một gia đình nông dân có mỗi thù sâu nặng với Mĩ-nguỵ: ông nội và bố Việt đều bị giặc giết hại; mẹ Việt vừa phải vất vả nuôi con vừa phải đương đầu với những đe doạ, hạch sách của bọn giặc, cuối cùng cũng chết vì bom đạn. Gia đình chỉ còn lại Việt, chị Chiến, thằng Út em, chú Năm, và một người chị nuôi đi lấy chồng xa. Truyền thống gia đình Việt đều được chú Năm ghi chép vào một cuốn sổ của gia đình.
Việt và Chiến hăng hái tòng quân đi giết giặc. Việt nhỏ tuổi, đồng đội gọi thân mật là câu Tư. Anh rất gắn bó với đơn vị. Trong trận chiến đấu ác liệt tại một khu rừng cao su, Việt đã hạ được một xe bọc thép của địch nhưng bị thương nặng và lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Mỗi lần tỉnh lại, dòng hồi ức lại đưa anh trở về với những kỉ niệm thân thiết đã qua: kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, về đồng đội và anh Tánh,…
Tánh cùng tiểu đội đi suốt ba ngày mới tìm được Việt trong một lùm cây rậm và suýt nữa thì bị ăn đạn của “câu Tư . Việt được đưa về điều trị tại một bệnh viện dã chiến. Anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến kể lại chiến công của mình. Việt nhớ chị chiến, muốn viết thư nhưng không biết viết sao vì tự thấy chưa thấm gì với thành tích của đơn vị và những ước mong của má.
Bài tóm tắt 2:
Nhân vật chính trong truyện đó là Việt một người con miền Nam yêu nước và căm thù giặc. Những người thân trong gia đình anh đều lần lượt bị giết hại. Mối thù sâu sắc với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ và mong muốn nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại độc lập tự do.
Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Việt khi tham gia trận chiến trong rừng cao su thì bị thương, lạc đồng đội. Việt mê man và lúc tỉnh lúc mê nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại Việt nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù bị thương nhưng Việt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em giành tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.
Bài tóm tắt 3:
Truyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ông nội,cha mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thì sâu sắc với Mĩ- ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân. Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.
(Nguồn: https://thptsoctrang.edu.vn/tom-tat-truyen-nhung-dua-con-trong-gia-dinh-nguyen-thi/)
Những bài viết hay nhất 3
Tóm tắt những đứa con trong gia đình
1. Tác giả, tác phẩm
Nguyễn Thi (1928-1968) tên khai sinh là Nguyễn Hoàng Ca. Ông sinh tại Nam Định nhưng gắn bó nhiều với cuộc sống miền Nam. Ông hi sinh năm 1968 trong tổng tiến công Mậu Thân 1968.
Các tác phẩm của ông đa dạng như thơ, truyện, tiểu thuyết.
Tác phẩm những đứa con trong gia đình viết trong thời gian tác giả công tác ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966, in trong Truyện và kí NXB Văn học Giải phóng, 1978.
2. Chủ đề truyện ngắn
Tác phẩm những đứa con trong gia đình kể về gia đình Việt nói riêng và những gia đình miền Nam nói chung trong thời gian kháng chiến chống Mỹ. Họ yêu nước, tràn ngập khí thế đánh giặc Mỹ – ngụy để trả thù nhà và cũng là giải phóng quê hương, đất nước.
3. Giá trị nội dung
Những đứa con trong gia đình là câu chuyện cảm động viết về cuộc sống của những người con trong một gia đình Nam Bộ. Truyện làm nổi bật lên giá trị truyền thống của gia đình, của lòng yêu nước, lòng căm thù giặc. Và hơn thế là lòng thủy chung son sắt với quê hương đất nước, với cách mạng. Tác giả đã thể hiện sự gắn bó sâu sắc giữa tình cảm gia đình với tình yêu quê hương, đất nước. Hơn thế nữa là truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc. Chính sự gắn bó sâu sắc này đã tạo nên một luồng sức mạnh tinh thần lớn lao của toàn thể dân tộc trong suốt thời kì kháng chiến chống Mĩ gian khổ.
4. Giá trị nghệ thuật
Truyện ngắn đã thể hiện giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác giả Nguyễn Thi:
– Nét độc đáo của truyện qua ngôi kể thứ nhất của nhân vật Việt. Thông thường các truyện ngắn hay chọn ngôi thứ ba, thì ở đây tác giả chọn cho mình lối tường thuật lại câu chuyện bằng ngôi thứ nhất. Ngôi kể này lại là của Việt – một nhân vật chính. Điều này tạo nên sự chân thực và hấp dẫn cho câu chuyện.
– Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật: xây dựng hình tượng chị em Việt – Chiến với những tính cách khác nhau, đại diện cho những lớp trẻ trong kháng chiến chống Mĩ. Nhưng chung quy lại vẫn có điểm chung là tình cảm gia đình và tình yêu quê hương, đất nước, lòng trung thành với cách mạng.
– Nghệ thuật sử dụng ngôn từ: ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, thể hiện cái thân thương của những con người nơi đây. Ngôn ngữ sử dụng linh hoạt, phong phú phù hợp với đối tượng nhân vật.
✅ Xem thêm >>> Tóm tắt Những đứa con trong gia đình 4 mẫu
Bài tóm tắt số 1
Việt sinh ra và lớn lên trong gia đình yêu nước ở Nam Bộ, đây là thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt. Chiến tranh đã cướp đi nhiều người thân trong gia đình nên Việt rất căm ghét kẻ thù.
Hai chị em Chiến và Việt cùng tham gia nhập ngũ. Việt nhỏ tuổi nhưng lại rất gan dạ, dũng cảm. Trong một trận đánh Việt tiêu diệt nhiều xe bọc thép Mĩ nhưng Việt bị thương, vết thương nặng khiến Việt ngất đi trên chiến trường, thời gian này Việt lúc tình lúc mơ, khi mơ anh nhớ lại những kỷ niệm vui, buồn với ba má và gia đình mình. Anh Tánh cùng những đồng đội tìm Việt trong tình cảnh hiểm nghèo, họ đưa Việt về bệnh viện quân y chữa trị vết thương.
Bài tóm tắt số 2
Hai chị em Chiến và Việt những đứa trẻ sinh ra trong thời gian kháng chiến chống giặc Mỹ, những người thân trong gia đình lần lượt bị giết hại vì vậy Việt rất căm ghét kẻ thù và muốn cầm súng chiến đầu. Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia bộ đội trong cùng 1 ngày.
Việt rất hăng hái và dũng cảm, quyết tâm giết giặc để trả thù cho ba má. Trong một trận đánh ác liệt, Việt bị thương và lạc đồng đội. Lúc tỉnh rồi lại mê, tuy bị thương nhưng Việt vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù. Khi mê man những hồi ức về gia đình như má, chị Chiến, chú Năm, kỉ niệm về đêm trước khi nhập ngũ…cứ lần lượt hiện về.
Khi Việt bị lạc đồng đội và anh Tánh tích cực tìm kiếm và tìm thấy khi Việt bị thương nặng. Việt đưa về bệnh viện và chữa trị.
5. Bài tóm tắt số 3
Nhân vật chính trong truyện đó là Việt một người con miền Nam yêu nước và căm thù giặc. Những người thân trong gia đình anh đều lần lượt bị giết hại. Mối thù sâu sắc với Mĩ đã giúp Việt trở nên mạnh mẽ và mong muốn nhập ngũ chiến đấu để trả thù nhà, giành lại độc lập tự do.
Hai chị em Chiến và Việt đều tham gia nhập ngũ trong một ngày, Việt khi tham gia trận chiến trong rừng cao su thì bị thương, lạc đồng đội. Việt mê man và lúc tỉnh lúc mê nhiều lần. Trong những lần tỉnh lại Việt nhớ về má và gia đình của mình. Việt không sợ giặc, dù bị thương nhưng Việt trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Việt nhớ lại lúc hai chị em giành tham gia bộ đội. Việt nhỏ tuổi hơn nên chị Chiến không cho đi, sau khi được chú Năm phân giải Việt mới có thể tham gia giết giặc. Kết thúc đoạn trích đó khi hai chị em cùng nhau khiêng bàn thờ má ngang qua cánh đồng sang nhà chú Năm gửi chú trông nom.
(Nguồn: https://dafulbrightteachers.org/tom-tat-nhung-dua-con-trong-gia-dinh/)
(Nguồn: https://hoctot.net.vn/nhung-dua-con-trong-gia-dinh-nguyen-thi)