Nội dung bài Đò lèn
Những bài viết hay nhất
Câu hỏi bài Đò lèn chọn lọc
Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Đò lèn Ngữ văn lớp 12 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Đò lèn này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 12 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 12.
TINH DẦU ĐẬU XANH ZALO 0985364288
Câu hỏi bài Đò lèn chọn lọc - Ngữ văn lớp 12
Câu hỏi: Thể loại của bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
Thể loại của bài thơ Đò lèn là thể thơ 8 chữ.
Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Đò lèn:
– Bài thơ được sáng tác vào tháng 9 – 1983 khi Nguyễn Duy trở về quê ngoại thăm bà sau bao năm xa cách nhưng bà đã không còn.
– In trong tập thơ Ánh Trăng (1984).
Câu hỏi: Giá trị nội dung của bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
Giá trị nội dung của bài thơ Đò lèn:
– Những dòng kí ức về tuổi thơ gắn với những kỉ niệm quê ngoại của Nguyễn Duy đã gợi ra một miền quê cơ cực, từng phải chịu bao tàn phá đau thương bởi bom đạn của chiến tranh.
– Tình cảm yêu thương sâu sắc giữa hai bà cháu
– Hình bóng người lao động Việt Nam ở mọi miền quê: lam lũ, nghèo khó mà cần cù, nhân hậu, rất giàu tình cảm đối với cội nguồn, với văn hóa truyền thống…
Câu hỏi: Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
Giá trị nghệ thuật của bài thơ Đò lèn:
– Có sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
– Hình ảnh giản dị, gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hóm hỉnh dân gian.
Câu hỏi: Chủ đề của bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
Chủ đề của bài thơ Đò lèn qua những kí ức tuổi thơ gắn liền với người bà và địa danh thân thuộc quê hương, tác giả đã bộc lộ tình yêu quê hương và bộc lộ những giá trị thức tỉnh rất nhân bản.
Câu hỏi: Cách nhìn quen thuộc và mới mẻ về cái tôi thời nhỏ của tác giả trong bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
Cách nhìn của Nguyễn Duy về tuổi thơ của mình:
– Thời thơ ấu: câu cá, bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật, ăn trộm nhãn, đi chơi đền, chân đất đi đêm xem hội… níu váy bà đòi đi chợ…
→ Kỉ niệm tuổi thơ vui tươi, tinh nghịch, hiếu động, hồn nhiên. Những địa danh cụ thể, thân quen gắn liền với những hiếu động, nghịch ngợm của trẻ nhỏ được nhắc đến, hiện lên đầy sinh động và gần gũi, như mở ra vùng kí ức thơ dại, chạm đến những kỉ niệm sâu lắng nhất trong lòng người.
– Nét mới: kể những kỉ niệm không đẹp, cái xấu của trẻ thơ và được nhắc tới một cách chân thực rất sinh động Ăn trộm nhãn chùa Trần, khiến người đọc càng liên tưởng tới vẻ tinh nghịch, vui nhộn của một thời từng trải qua → Cách nhìn thành thực, thẳng thắng, tự nhiên, đậm chất quê, khác với lối thi vị hoá thường gặp.
Câu hỏi: Tình cảm sâu nặng của tác giả đối với bà mình trong bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
Tình cảm sâu nặng đối với người bà:
– Hồi ức về bà: Một người bà âm thầm chịu đựng muôn nghìn vất vả để nuôi dạy đứa cháu mồ côi, hiếu động, nghịch ngợm.
+ Hình ảnh người bà: mò cua xúc tép, gánh chè xanh những đêm lạnh, bán trứng ga Lèn ngày bom Mỹ dội, năm đói củ dong riềng luộc sượng.. .
→ lam lũ, vất vả, cơ cực, tần tảo, yêu thương.
– Tình cảm của nhà thơ khi nghĩ về bà ngoại:
+ Thấu hiểu nỗi cơ cực, tần tảo, tình yêu thương của bà .Thể hiện tình yêu thương, sự tôn kính, lòng tri ân sâu sắc đối với bà.
+ Sự ân hận, ngậm ngùi, xót đau muộn màng: khi tôi biết thương bà thì đã muộn/bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
Câu hỏi: Cách thể hiện tình thương bà của tác giả trong bài thơ Đò lèn?
Trả lời:
– Sử dụng thủ pháp đối lập:
+ Đối lập giữa cái tinh nghịch vô tư của người cháu với cái cơ cực, tần tảo của người bà.
+ Đối lập giữa hoàn cảnh đói kém, chiến tranh ác liệt, hoàn cảnh gia đình đau thương với cái đơn chiếc, già nua tội nghiệp của người bà.
+ Đối lập giữa cái vĩnh hằng của vũ trụ với cái ngắn ngủi, hữu hạn của cuộc đời con người.
→ thấu hiểu nỗi khổ cực của bà; thể hiện nỗi ngậm ngùi, sự ân hận muộn màng khi bà không còn nữa.
– Sử dụng phép so sánh đối chiếu:
+ Giữa cái hư và cái thực; giữa bà với Tiên, Phật, thánh thần => tương đồng.
+ Giữa thần thánh với bà đặt trong một bối cảnh chiến tranh => tương phản.
→ Tôn vinh, ngợi ca tấm lòng nhân từ cao cả của bà. Khẳng định sự bất diệt của hình ảnh người bà.
– Giọng điệu: thành thực, thẳng thắn. Vì thế tạo được dư vị về nỗi ngậm ngùi, đắng xót, ân hận pha lẫn những suy niệm đầy màu sắc triết lí về sự sống con người.
Câu hỏi: So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn).
Trả lời:
* Nguyễn Duy:
– Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh: mò cua bắt tép, gánh hàng rong quen thuộc trong công việc thường nhật → bộc lộ tình cảm trực tiếp, thẳng thắn, không che đậy dưới bất kì hình ảnh biểu tượng nào.
– Tâm trạng nuối tiếc, ăn năn, hối lỗi muộn màng.
– Giọng thơ xót xa, ngậm ngùi.
* Bằng Việt:
– Nỗi nhớ về bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa → làm sống lại những hồi ức, kỉ niệm thiêng liêng, cảm động về tình bà cháu.
– Thấu hiểu những công lao khó nhọc, vất vả và tình thương muôn vàn của bà.
– Giọng thơ trang trọng, mực thước.
(Nguồn: https://vietwiki.vn/c%C3%A2u-h%E1%BB%8Fi-b%C3%A0i-%C4%91%C3%B2-l%C3%A8n/)
Những bài viết hay nhất 2
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đò lèn
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Đò lèn "
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Nguyễn Duy đã viết về người bà ngoại của mình với tất cả lòng kính trọng và yêu thương sâu sắc. Đò Lèn của tác giả đã gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất. Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.
2. Giá trị nghệ thuật
Sự hòa quyện giữa tính cách dân gian và phong vị cổ điển.
Hình ảnh giản dị và gần gũi với cuộc sống đời thường, chất hỏm hỉnh dân gian
Xem toàn bộ: Soạn văn bài: Đò lèn - Văn 12 tập 1
=> Trắc nghiệm ngữ văn 12: bài Đò lèn
LỜI GIẢI CÁC CÂU KHÁC TRONG BÀI
Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)
Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Đò lèn
Nội dung chính bài Đò lèn
(Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/gia-tri-noi-dung-va-nghe-thuat-trong-do-len.html)
Những bài viết hay nhất 3
Bố cục & Nội dung chính
Bố cục:
Phần 1 (5 khổ đầu): Người cháu nhớ lại hình ảnh tảo tần, lam lũ của bà.
Phần 2 (còn lại): Sự thức tỉnh muộn màng của người cháu.
Nội dung chính:
Đò Lèn gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần, bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực của người cháu đối với người bà đã mất.
Là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm, sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà.
Hướng dẫn trả lời
Hướng dẫn trả lời
Câu 1Trang 149SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1
Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện như thế nào? Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình trong quá khứ?
Trong bài thơ, cái tôi của tác giả thời tuổi nhỏ được tái hiện sống động, đó là cái tôi trong trẻo, hồn nhiên, đầy thích thú với thế giới xung quanh của một cậu bé hiếu động, nghịch ngợm, vô tư:
Vui thích với những trò chơi trẻ thơ: bắt chim, trộm nhãn, theo bà đi chợ, câu cá.
Say mê thế giới thần tiên: chơi đền Cây Thị, xem lễ đền Sòng, ấn tượng mùi huệ trắng, khói trầm, điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng.
Nét quen thuộc và mới mẻ trong cách nhìn của tác giả về chính mình:
Nét quen thuộc: trân trọng những kỉ niệm đẹp thời thơ ấu, yêu quý quê hương nguồn cội, tiếc nhớ người bà kính yêu.
Nét mới mẻ: cái nhìn tự vấn, tự soi chiếu lại sự vô tâm của bản thân khi chưa biết quan tâm đến bà khi còn được ở bên bà.
Câu 2Trang 149SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1
Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể như thế nào?
Tình cảm sâu nặng của tác giả với bà mình được biểu hiện cụ thể qua việc:
Tái hiện xúc động hình ảnh người bà yêu quý:
Bà âm thầm vượt qua mọi cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy người cháu mồ côi và nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt: bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.
Bà là một phần của tuổi thơ cháu, thân thương và gắn bó biết bao: níu váy bà đi chợ Bình Lâm, giữa bà tôi và tiên, Phật, thánh, thần.
Người cháu ân hận vì năm xưa đã vô tâm với bà: tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế, tôi trong suốt giữa hai bờ hư thực, khi tôi biết thương bà thì đã muộn/bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi.
→ Trước người bà giản dị, lam lũ mà tràn đầy tình yêu thương con cháu, tràn đầy nghị lực cao cả, lớn lao, người cháu vừa rất mực yêu quý, trân trọng bà vừa ân hận vì chưa ở bên báo đáp và chăm sóc cho bà.
Câu 3Trang 149SGK Ngữ Văn 12 - Tập 1
Cách thể hiện tình thương bà của tác giả có gì đặc biệt? So sánh nét riêng trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò lèn)
Cách thể hiện tình thương bà của tác giả đặc biệt vì gắn với cảm hứng tự nhận thức lại của một người đã qua nhiều trải nghiệm và nhận ra mình đã bỏ qua rất nhiều những giá trị bình dị nhưng quan trọng trong cuộc đời.
So sánh trong cách sử dụng hình ảnh thơ giữa hai tác giả cùng viết về một đề tài: Bằng Việt (Bếp lửa) và Nguyễn Duy (Đò Lèn):
Giống: đều gợi lên những kí ức đẹp về thời thơ ấu và hình ảnh người bà tảo tần; đều do chủ thể trữ tình là người cháu từ hiện tại nhìn lại về quá khứ; đều bày tỏ tấm lòng yêu quý, kính trọng rất mực đối với người bà đã mất.
Khác: Bài Đò Lèn là sự ân hận muộn màng của người cháu về thời thơ ấu vô tư, vô tâm sống bằng ảo tưởng đẹp mà không thấu hiểu cuộc sống cơ cực của bà, giọng thơ ngậm ngùi và xót xa cay đắng. Bài Bếp lửa nhấn mạnh đến lòng biết ơn sâu sắc và sự tiếc nhớ những kỉ niệm đẹp đã có với người bà, đặc biệt là sự mong nhớ khôn nguôi về hình ảnh bếp lửa của bà năm xưa.
(Nguồn: https://memo.vn/soan-van/lop-12/do-len-nguyen-duy)
(Nguồn: https://hoctot.net.vn/bai-tho-do-len-nguyen-duy)