Nội dung bài Việt Bắc
Những bài viết hay nhất
Việt Bắc – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Việt Bắc - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
CÀ GAI LEO TRỊ MEN GAN CAO CỰC KỲ HIỆU QUẢ ĐIỆN THOẠI/ZALO : 0985364288
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Việt Bắc Ngữ văn lớp 12, bài học tác giả – tác phẩm Việt Bắc trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Việt Bắc
Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
B. Đôi nét về tác phẩm Việt Bắc
1. Tác giả
– Tên Tố Hữu (1920-2000)
– Quê quán: Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế
– Quá trình hoạt động văn học, kháng chiến + Sinh trưởng trong gia đình nho học ở Huế và yêu văn chương
+ Tố Hữu sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động cách mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
+ Tố Hữu đảm nhiệm nhiều cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa và trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
– Đường thơ, đường cách mạng: con đường thơ và con đường hoạt động cách mạng của ông có sự thống nhất, không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là một chặng đường cách mạng.
– Phong cách nghệ thuật:
+ Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình – chính trị
+ Thơ Tố Hữu thiên về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình, ngọt ngào
+ Thơ Tố Hữu mang tính dân tộc đậm đà
⇒ Thơ Tố Hữu là tấm gương phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai tươi đẹp của dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người.
– Tác phẩm chính:
+ Tập thơ “Từ ấy” (1937-1946)
+ Tập thơ “Việt Bắc” (1946-1954)
+ Tập thơ “Gió lộng” (1955-1961)
+ Tập thơ “Ra trận” và tập “Máu và hoa”
+ Các tập thơ còn lại: thể hiện những chiêm nghiệm về cuộc đời của tác giả
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
+ Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi. Tháng 7-1954, Hiệp định Giơ – ne – vơ về Đông Dương được kí kết. Hòa bình lập lại, một trang sử mới mở ra cho toàn dân tộc
+ Tháng 10-1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng, Chính phủ rời chiến khu Việt bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính lịch sử này, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ.
b, Bố cục
+ Phần 1 (20 câu đầu): Lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi
+ Phần 2 (còn lại): Lời của người ra đi với nỗi nhớ Việt Bắc
c, Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
d, Thể thơ: Lục bát
e, Giá trị nội dung
– Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc…
– Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. Bên cạnh đó, bài thơ còn cất lên âm hưởng anh hùng ca vang dội, đưa ta về với một thời kì lịch sử hào hùng, trọng đại của đất nước.
f, Giá trị nghệ thuật
Sử dụng sáng tạo hai đại từ “mình, ta” với lối đối đáp giao duyên trong dân ca, để diễn đạt tình cảm cách mạng
– Bài thơ Việt Bắc thể hiện tính dân tộc đậm đà:
+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi, đậm sắc thái dân gian.
+ Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật tài hoa như điệp từ, liệt kê, so sánh, ẩn dụ tượng trưng…
+ Nhịp điệu thơ uyển chuyển ngân vang, giọng điệu thay đổi linh hoạt.
(Nguồn: https://vietwiki.vn/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3-t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-vi%E1%BB%87t-b%E1%BA%AFc/)
Những bài viết hay nhất 2
Nội dung chính bài Việt Bắc
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1:Trình bày những nội dung chính trong bài Việt Bắc. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 12 tập 1
Bài làm:
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
Tố Hữu (1920-2002 ) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành. Quê quán ở Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế.
Các tập thơ nổi bật: "Từ ấy" (1937-1946), "Việt Bắc"(1946-1954), "Gió lộng" (1955-1961), "Ra trận" (1962-1971), "Máu và hoa" (1972-1977), "Một tiếng đờn" (1992), "Ta với ta" (1999)
Thơ Tố Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, là thơ trữ tình chính trị, giọng điệu tâm tình ngọt ngào mang đậm tính dân tộc.
Tác phẩm
Cuối năm 1954, kháng chiến chống thực dân pháp của nhân dân ta thắng lợi. Trung ương đảng và chính phủ với chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội sau 9 năm kháng chiến gian khổ. Tố Hữu đã viết bài thơ “Việt Bắc” để ghi lại tình cảm và mối quan hệ gắn bó khăng khít, nghĩa tình nặng sâu của nhân dân Việt Bắc với chiến sĩ cách mạng.
2. Phân tích văn bản
Lời nhắn nhủ của người ra đi và kẻ ở lại
Tám câu đầu tái hiện lại cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn. "Mình" và "ta" và gợi những câu hát giao duyên gợi nên khung cảnh chia tay bịn rịn, lưu luyến. Nhớ lại 15 năm ấy khoảng thời gian gắn bó với những tình cảm mặn nồng, thiết tha, ấm áp tình cảm quân dân. "Núi", " nguồn", " sông" hình ảnh thiên của nơi núi rừng cũng trở nên có tình cảm nhớ nhung, xa cách.
Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi
Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, những kỉ niệm...⇒ Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình.
Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
Nhớ cảnh và người Việt Bắc
Nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc để so sánh với nỗi nhớ người yêu. Nhớ thiên nhiên Việt Bắc với hình ảnh trăng, nắng chiều, khói bếp, bản làng của người dân trong đêm sương hiện lên chân thực và ấm áp. Thiên nhiên Việt Bắc qua 4 mùa lại nổi bật những hình ảnh độc đáo, đặc sắc riêng.
Nhớ về con người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng. Chiến sĩ nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc với lớp học i tờ, những giờ liên hoan. Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.
Nhớ Việt Bắc đánh giặc và Việt Bắc anh hùng
Nhớ hình ảnh cả núi rừng Việt Bắc đánh giặc,đoàn quân kháng chiến. Nhớ hình ảnh chiến sĩ lập chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui độc lập.
Nhớ Việt Bắc niềm tin
Nhớ cuộc họp cao cấp với nhiều chi tiết, hình ảnh tươi sáng. Nhớ hình ảnh ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ=> Việt Bắc chính là quê hương cách mạng, không thể nào quên trong kí ức của người chiến sĩ.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
Lời nhắn nhủ của người ra đi và kẻ ở lại
Tám câu đầu tái hiện lại cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn. "Mình" và "ta" và gợi những câu hát giao duyên gợi nên khung cảnh chia tay bịn rịn, lưu luyến. Nhớ lại 15 năm ấy khoảng thời gian gắn bó với những tình cảm mặn nồng, thiết tha, ấm áp tình cảm quân dân. "Núi", " nguồn", " sông" hình ảnh thiên của nơi núi rừng cũng trở nên có tình cảm nhớ nhung, xa cách.
Cách xưng hô mình – ta và giọng điệu ngọt ngào của những câu ca dao, những câu hát giao duyên gợi nên khung cảnh chia tay giữa đồng bào Việt Bắc và chiến sĩ.
Từ ngữ:
Điệp từ “mình về”, “mình có nhớ” gợi lên một khoảng không gian, thời gian đầy ắp kỉ niệm giữa mình và ta cùng trải qua.
Từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn” gợi tả tâm trạng vấn vương.
Điệp từ “nhớ”gợi tả nỗi nhớ triền miên, khôn nguôi.
15 năm ấy: khoảng thời gian gắn bó với những tình cảm mặn nồng, thiết tha.
Tác giả sử dụng hình ảnh thiên nhiên:
"Núi", “sông”, "nguồn" những hình ảnh thiên nhiên quen thuộc của núi rừng Việt Bắc.
“Cầm tay nhau” diễn tả sự lưu luyến.
Hình ảnh hoán dụ "Áo chàm" chỉ người dân Việt Bắc với hình ảnh chiếc áo chàm bình dị, chân thành cảm xúc của người ra đi - kẻ ở dâng trào không nói nên lời.
Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi
Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi: nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch sử, những kỉ niệm...⇒ Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình.
Với nghệ thuật liệt kê hàng loạt các kỉ niệm. Phép ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai , điệp từ “mình”
Cách ngắt nhịp /4, 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.
⇒ Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc đã gắn bó với người chiến sĩ với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung.
Nỗi nhớ của người ra đi và niềm tin vào Đảng, Chính phủ và Bác Hồ
Nhớ cảnh và người Việt Bắc
Nỗi nhớ cảnh và người Việt Bắc để so sánh với nỗi nhớ người yêu. Nhớ thiên nhiên Việt Bắc với hình ảnh trăng, nắng chiều, khói bếp, bản làng của người dân trong đêm sương hiện lên chân thực và ấm áp. Thiên nhiên Việt Bắc qua 4 mùa lại nổi bật những hình ảnh độc đáo, đặc sắc riêng.
Tác giả sử dụng hình ảnh:
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Buổi chiều khói bếp hòa quyện với sương núi
Cảnh bản làng ẩn hiện trong sương
Cảnh rừng nứa, bờ tre...
Thiên nhiên Việt Bắc qua 4 mùa với những hình ảnh đặc sắc
Nhớ về con người Việt Bắc với lớp học " i tờ"
Nhớ về con người Việt Bắc trong nghèo khó, vất vả mà vẫn tình nghĩa, thủy chung, gắn bó với cách mạng. Chiến sĩ nhớ những kỉ niệm đầy ắp vui tươi, ấm áp giữa bộ đội và người dân Việt Bắc với lớp học i tờ, những giờ liên hoan. Nhớ hình ảnh những con người mang vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người lao động: “người mẹ”, “cô em gái”.
⇒ Với kết cấu đan xen, cứ một câu tả cảnh, một câu tả người đã làm nổi bật vẻ đẹp hài hoà, sự đan cài quấn quýt giữa thiên nhiên và con người.
Nhớ Việt Bắc đánh giặc và Việt Bắc anh hùng
Nhớ hình ảnh cả núi rừng Việt Bắc đánh giặc,đoàn quân kháng chiến. Nhớ hình ảnh chiến sĩ lập chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui độc lập.
Nhớ hình ảnh cả núi rừng Việt Bắc đánh giặc: “Rừng....”
Nhớ hình ảnh đoàn quân kháng chiến: “Quân đi...”
Nhớ về những chiến công ở Việt Bắc, những chiến thắng với niềm vui phơi phới.
⇒ Nhịp thơ mạnh, dồn dập như âm hưởng bước hành quân. Hình ảnh núi rừng Việt Bắc kì vĩ... tất cả tạo nên một bức tranh sử thi hoành tráng để ca ngợi sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước.
Nhớ Việt Bắc niềm tin chiến thắng
Nhớ cuộc họp cao cấp với nhiều chi tiết, hình ảnh tươi sáng. Nhớ hình ảnh ngọn cờ đỏ thắm, rực rỡ sao vàng, có trung ương Đảng, có chính phủ và có Bác Hồ=> Việt Bắc chính là quê hương cách mạng, không thể nào quên trong kí ức của người chiến sĩ.
3. Tổng kết
Nội dung:
Bài thơ khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Thể hiện sự gắn bó, ân tình với nhân dân, đất nước.
Nghệ thuật:
Đậm chất dân tộc, trong việc sử dụng hình thức đối đáp đặc biệt trong ca giao với cặp đại từ nhân xưng mình – ta, hình ảnh thơ giản dị, nhịp thơ uyển chuyển, sử dụng thể thơ dân tộc – thể thơ lục bát...
(Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-viet-bac.html)
Những bài viết hay nhất 3
Việt Bắc (tập thơ)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Xem các nghĩa khác về Việt Bắc tại bài Việt Bắc (định hướng)
Việt Bắc
Thông tin sách
Tác giả Tố Hữu
Quốc gia Việt Nam
Ngôn ngữ Tiếng Việt
Chủ đề Thơ ca cách mạng Việt Nam 1947 - 1954
Thể loại Thơ
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Văn học
Kiểu sách Văn học
Cuốn trước Từ ấy
Cuốn sau Gió lộng
Việt Bắc là tập thơ của nhà thơ Tố Hữu, hầu hết trong đó là các bài thơ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp và đã được xuất bản trên báo chí trước khi in thành tập lần đầu tiên vào năm 1954.
Mục lục
1 Kết cấu
2 Đặc điểm nghệ thuật
3 Giải thưởng
4 Chú thích
5 Xem thêm
6 Tham khảo
Kết cấu
Trong lần in đầu tiên năm 1954, tập thơ Việt Bắc gồm 24 bài với bài đầu tiên là Cá nước, sáng tác năm 1947, và kết thúc với bài Lại về, sáng tác năm 1954. Tập thơ cũng có 6 bài thơ dịch, bao gồm thơ của Louis Aragon (Pháp), Konstantin Mikhailovich Simonov (Nga), thơ kháng chiến của Nam Tư và thơ tuyệt mệnh của ông bà Rosenberg (Mỹ).
Trong những lần in sau đó, tập thơ Việt Bắc được bổ sung thêm 4 bài Đêm xanh, Lạnh lạt, Tình khoai sắn, Trường tôi, sáng tác vào năm 1946.
Các bài thơ trong thi tập sử dụng nhiều thể thơ như thơ tự do, thơ ngũ ngôn, đặc biệt là các thể thơ dân tộc như thơ lục bát và thơ xen song thất lục bát.
Đặc điểm nghệ thuật
Là tập hùng ca của kháng chiến toàn dân tám năm ròng rã chống bọn xâm lăng (theo Đặng Thai Mai), tập thơ Việt Bắc phản ánh đầy đủ con đường chiến đấu gian lao và sự trưởng thành của dân tộc Việt Nam qua những dấu ấn, hình ảnh về cuộc kháng chiến. Đó là tiếng hát mở đường (bài Phá đường); tiếng hò kéo pháo lên chiến dịch (bài Voi); nỗi lòng bà mẹ nhớ con (bài Bầm ơi); niềm thao thức nơi anh bộ đội nhớ mẹ ở làng quê (bài Bà bủ); chiến thắng Việt Bắc (bài Cá nước); nguồn sáng nơi căn nhà của cụ Hồ (bài Sáng tháng năm); bước chân người chiến sĩ vào trận tuyến nơi núi rừng Tây Bắc (bài Lên Tây Bắc); niềm hân hoan trước chiến công lừng lẫy tại Điện Biên Phủ (bài Hoan hô chiến sĩ Điện Biên); niềm vui chiến thắng và hòa bình trên bước đường đi tới (bài Ta đi tới); nỗi nhớ nhung và lời hẹn ước giã từ thủ đô gió ngàn (bài Việt Bắc) v.v.
Một trong những điểm nổi bật của tập thơ Việt Bắc là sự khắc họa chân thực những nhân vật văn học đại diện cho các tầng lớp nhân dân Việt Nam kháng chiến, những con người mới của thời đại mới, mà nổi bật trong đó là hình ảnh Hồ Chí Minh[1] hiện thân cho tinh hoa và trí tuệ của dân tộc. Tuy vậy, tập thơ vẫn còn thiếu những con người cá thể, cụ thể, những tình cảm riêng tư của cái "tôi" trữ tình. Về mặt nghệ thuật, tuy được đánh giá là bước trưởng thành quan trọng của thơ Tố Hữu, là một thành tựu xuất sắc của thơ Việt Nam giai đoạn kháng chiến chống Pháp, yếu tố cách tân trong tập thơ cũng chưa được nhìn thấy.
Giải thưởng
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_B%E1%BA%AFc_(t%E1%BA%ADp_th%C6%A1))
(Nguồn: https://hoctot.net.vn/phan-tich-bai-tho-viet-bac)