Nội dung bài Vợ nhặt
Những bài viết hay nhất
Tác giả – Tác phẩm: Vợ nhặt
Học Tập
6 tháng cách đây
Vợ nhặt – tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Vợ nhặt - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
500g VỎ QUẾ YÊN BÁI
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Vợ nhặt Ngữ văn lớp 12, bài học tác giả – tác phẩm Vợ nhặt trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Vợ nhặt
Câu chuyện kể về nhân vật anh cu Tràng là một chàng trai nghèo, vì nghèo nên anh không lấy được vợ, anh Tràng làm công việc kéo xe thóc thuê lên tỉnh, vào một ngày đi làm về người ta bỗng thấy anh đi về cùng với một người đàn bà mọi người đồn đoán rằng đó là vợ anh cu Tràng, và đúng đó là vợ của anh cu Tràng thật. Người vợ này là người anh Tràng quen khi đang kéo xe thóc lên tỉnh, chỉ bằng vài câu bông đùa người đàn bà đã theo không anh về làm vợ. Bà cụ Tứ khi thấy con mình có vợ thì vừa lo lắng nhưng phần nào cũng vui mừng, chúc phúc cho cặp vợ chồng. Sáng hôm sau khi tỉnh dậy Tràng thấy mọi sự thay đổi trong căn nhà của mình, sạch sẽ tươm tất gọn gàng và tất cả mọi người trong nhà ai nấy đều vui vẻ rạng rỡ hẳn lên. Bữa ăn đầu tiên đón con dâu mới của gia đình chỉ vỏn vẹn có món rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo những cả nhà đều ăn rất ngon lành và nói đến những chuyện vui về tương lai. Thị kể về chuyện những người đi phá kho thóc Nhật cho Tràng và bà cụ Tứ nghe, tưởng chừng như đó chỉ là những câu chuyện vô thưởng vô phạt nhưng nó lại chính là chìa khóa mở ra trong đầu anh Tràng lá cờ của Đảng và một cuộc sống mới trong tương lai hứa hẹn nhiều điều tốt đẹp hơn.
B. Đôi nét về tác phẩm Vợ nhặt
1. Tác giả
– Kim Lân (1920 – 2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài.
– Quê quán: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
– Phong cách nghệ thuật: Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về nông thôn và những người nông dân của làng quê Việt Nam.
– Sự nghiệp văn học:
+ Năm 1944, Kim Lân tham gia hội văn hóa cứu quốc, sau đó tiếp tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
+ Năm 2001, Kim Lân được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
– Những tác phẩm chính: Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955), Con chó xấu xí (tập truyện ngắn 1962).
2. Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Ban đầu có tên là Xóm ngụ cư nhưng do bị thất lạc bản thảo nên sau khi hòa bình lập lại (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết lại truyện ngắn này.
Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945 ảm đạm, thê lương và đói nghèo.
b, Bố cục
Đoạn 1: Từ đầu đến “tự đắc với mình”
Đoạn văn kể lại việc anh Tràng dẫn người “vợ nhặt” về xóm ngụ cư
Đoạn 2: Từ “Thị lẳng lặng theo hắn vào nhà” đến “rồi cùng đẩy xe bò về”
Đoạn văn kể lại câu chuyện hai người gặp nhau và cái duyên đưa họ trở thành vợ chồng.
Đoạn 3: Từ “Tràng chợt đứng dừng lại” đến “nước mắt chảy dòng dòng”
Tràng giới thiệu người vợ nhặt với mẹ mình. Tâm trạng lo lắng nhưng vui mừng, phấn khởi của bà cụ Tứ trước hạnh phúc cả đời của các con.
Đoạn 4: Đoạn còn lại:
Những thay đổi tích cực của gia đình anh cu Tràng vào buổi sáng hôm sau. Niềm tin, hy vọng về sự đổi khác trong tương lai.
c, Phương thức biểu đạt: Tự sự.
d, Ý nghĩa nhan đề:
Nhan đề nói đến một việc vô cùng vô lý. Thường từ “nhặt” chỉ để dùng với những thứ đã bị vứt đi, bị rơi, bỏ. Tuy nhiên tác giả ở đây lại kết hợp với từ “vợ”. Qua đó ta thấy được số phận, giá trị của những con người trong bối cảnh xã hội đó họ bị rẻ rúng, coi thường như những đồ dùng bị vứt đi, có thể nhặt về thật dễ dàng.
Nhan đề thâu tóm được toàn bộ nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Phơi bày hiện thực cuộc sống xã hội Việt Nam trong những năm mà nạn đói 1945 hoành hành. Con người lúc này để duy trì cuộc sống có thể dẫm đạp lên chính lòng tự trọng của bản thân mình.
e, Giá trị nội dung
Phản ánh hiện thực cuộc sống nghèo túng, bi đát đến độ con người phải bán rẻ đi cả nhân cách và phẩm giá của bản thân mình.
Ca ngợi niềm tin yêu, khát vọng hạnh phúc gia đình của anh cu Tràng dù trong hoàn cảnh khốn cùng nhất nhưng vẫn luôn tin tưởng vào ngày mai tươi đẹp hơn.
Tác giả đã gián tiếp lên án tố cáo thực dân Pháp và phát xít Nhật đã gây ra thảm họa nạn đói năm 1945, để biết bao người dân phải chịu cảnh khốn cùng.
f, Giá trị nghệ thuật.
– Xây dựng tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn.
– Bút pháp phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
– Nghệ thuật đối thoại độc thoại nội tâm làm nổi rõ tâm lý, tính cách của từng nhân vật.
– Ngôn ngữ kể chuyện phong phú, cách kể chuyện gần gũi tự nhiên.
– Kết cấu truyện đặc sắc.
(Nguồn: https://vietwiki.vn/t%C3%A1c-gi%E1%BA%A3-t%C3%A1c-ph%E1%BA%A9m-v%E1%BB%A3-nh%E1%BA%B7t/)
Những bài viết hay nhất 2
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
Tác giả
Kim Lân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tâm Hồng ,huyện Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Ông chỉ được học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn.
Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, ông thường viết về người nông dân trong xã hội cũ. Ông có những hiểu về phong tục và đời sống làng quê - đăc biệt là văn hoá sinh hoạt của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của ông vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời, lạc quan, chất phác, thật thà.
Tác phẩm
Tác phẩm Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết xóm ngụ cư - được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng bị giang dở và bản thảo bị thất lạc. Sau khi hòa bình lập lại (1954) ông dựa vào phần cốt truyện để viết lại truyện ngắn này.
2. Phân tích văn bản
Nhân vật Tràng
Tràng sinh ra trong một gia đình nghèo, nhà chỉ có hai mẹ con thui thủi, ở trong xóm ngụ cư nghèo, làm nghề kéo xe thuê. Vẻ ngoài của Tràng xấu xí, không ưa nhìn. Trước khi nhặt được vợ, sự gặp gỡ giữa Tràng và thị chẳng có gì đặc biệt. Thâm chí, đó còn chẳng được gọi là một cuộc gặp gỡ hay một cuộc hẹn hò đúng nghĩa. Họ chỉ là những người lao động nghèo khổ, những người vật vờ đói khát trong thảm cảnh lịch sử. Cô dâu của Tràng đích thị là nạn nhân của cái đói. Chỉ tầm phơ tầm phào có hai bận như thế, Tràng và thị đã thành vợ thành chồng. Tràng thật sự thấy lo lắng cho cuộc hôn nhân quá đỗi bất ngờ. “Mới đầu anh Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng sau đó, sự lo lắng của Tràng bắt đầu nhường chỗ cho hạnh phúc mới – hạnh phúc lứa đôi – dù là lứa đôi khốn khổ và bất hạnh. Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Sự thay đổi đó xuất phát từ tình yêu thương Tràng giờ đây trở thành người người đàn ông biết yêu thương, chăm lo cho gia đình.
Nhân vật cụ Tứ
Cụ Tứ là một người mẹ nghèo khó, vất vả, cơ cực, lam lũ và đầy lo toan. Tâm trạng bà cụ Tứ khi biết con trai có vợ với cảm xúc buồn vui lẫn lộn, bà buồn vì thấy thương và xót xa cho con trai mình, người ta dựng vợ gả chồng cho con lúc gia đình ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì bổn phận làm mẹ màchẳng lo lắng cho con được để con phải đi nhặt vợ trong hoàn cảnh như này. Bà lo rằng liệu chúng nó có nuôi nổi nhau cơn đói khát này không. Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ cuộc sống của xã hội cũ. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Từ ngạc nhiên đến xót thương. Nhưng cũng chính bà là người nói nhiều nhất về tương lai. Bà muốn các con tin về một tương lai không quá xa vời. Bà là điển hình của người mẹ nông dân đôn hậu lòng yêu thương sâu sắc mà Kim Lân đã khám phá ra.
Nhân vật người vợ nhặt
Nhân vật vợ nhặt là nạn nhân điển hình của nạn đói với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh. Là nhân vật vô danh, người vợ nhặt là đại diện chung của số phận của những người phụ nữ không may sinh ra trong hoàn cảnh khốn khổ. Người phụ nữ ấy không tên, không tuổi, không quê hương, không quá khứ. Thế nhưng người vợ nhặt mang vẻ đẹp là người phụ nữ với lòng ham sống mãnh liệt. Thị đồng ý theo không Tràng là vì để được sống chứ không phải là lẳng lơ. Khát vọng sống mãnh liệt thúc giục thị phải tìm ra lối thoát cho hoàn cảnh thương tâm. Khi về đến nhà Tràng chính tình cảm yêu thương, sự đùm bọc sẻ chia trong cơn hoạn nạn đã khiến Thị mở lòng sống tốt hơn, ý thức sâu sắc hơn về bổ phận và trách nhiệm của mình.
Back to top
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Tóm tắt nội dung văn bản
Vợ nhặt là tác phẩm kể về thờ kì nạn đói năm 1045. Nhân vật Tràng là người nông dân nghèo, xấu xí, ế vợ lại dở hơi, làm nghề kéo xe bò thuê và nuôi một người mẹ già. Một hôm, chỉ vì một lời trêu đùa lúc làm việc mà Tràng dẫn về nhà một người phụ nữ đang lâm vào hoàn cảnh đói rách cùng đường. Tràng có vợ một cách nhanh chóng và đầy bất ngờ, chỉ vì câu nói đùa, và bữa ăn là bốn bán bánh đúc, người phụ nữ đó đã ưng thuận theo Tràng về mà không cần bất kì cái gì. Mẹ Tràng- bà cụ Tứ và cả cái xóm ngu cư vô cùng ngặc nhiên, lại còn là trong lúc nạn đói đang hoành hành, người chết nhiều. Bà cú Tứ đón nhận người con dâu với một tâm trạng buồn lo nhưng cũng vui mừng chúc phúc cho con, vừa hi vọng, chấp nhận mà không tỏ thái độ chê bai người phụ nữ đó. Vào buổi sáng đầu tiên đón con dâu, bà cụ Tứ chuẩn bị một bữa cháo kèm theo là nồi chè cám. Nhìn cảnh người phụ và mẹ dọn dẹp, quét tước và bữa cơm gia đình, Tràng tự hứa sẽ trở thành một người đàn ông có trách nhiệm hơn và thấy gắn bó với gia đình hơn. Tiếng trống thúc thuế vang lên, cùng lời kể về Việt Minh của vợ, trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh người người cùng nhau, kéo nhau đi phá kho thóc Nhật.
2. Phân tích chi tiết văn bản
Nhân vật Tràng
Tràng sinh ra trong một gia đình nghèo, nhà chỉ có hai mẹ con thui thủi, ở trong xóm ngụ cư nghèo, làm nghề kéo xe thuê.
a) Ngoại hình
Vẻ ngoài xấu xí, không ưa nhìn.
Dáng người thô kệch, cái cười khềnh khệch
Lưng Tràng như con gấu
Quai hàm bạnh ra
=> Vẻ ngoài của Tràng xấu xí, không ưa nhìn.
b) Diễn biến tâm trạng của Tràng
Trước khi nhặt được vợ
Trước khi nhặt được vợ, sự gặp gỡ giữa Tràng và thị chẳng có gì đặc biệt. Thâm chí, đó còn chẳng được gọi là một cuộc gặp gỡ hay một cuộc hẹn hò đúng nghĩa. Họ chỉ là những người lao động nghèo khổ, những người vật vờ đói khát trong thảm cảnh lịch sử. Cô dâu của Tràng đích thị là nạn nhân của cái đói. Chỉ tầm phơ tầm phào có hai bận như thế, Tràng và thị đã thành vợ thành chồng. Tràng hò chơi cho đỡ nhọc, Tràng mời thị bốn bát bánh đúc vì lời thất hứa và sự xót thương cho hoàn cảnh của Thị "Thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”
Tràng thật sự thấy lo lắng cho cuộc hôn nhân quá đỗi bất ngờ
“Mới đầu anh Tràng cũng chợn, nghĩ: thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không lại còn đèo bòng”. Nhưng sau đó, sự lo lắng của Tràng bắt đầu nhường chỗ cho hạnh phúc mới – hạnh phúc lứa đôi – dù là lứa đôi khốn khổ và bất hạnh.
Tặc lưỡi, “chậc, kệ” => Thể hiện niềm khát khao hạnh phúc tổ ấm gia đình đã lớn hơn mọi nỗi lo lắng, sợ hãi về cái đói và cái chết.
Trên đường đưa vợ về nhà:
Trên đường về nhà, Tràng cảm nhận được niềm vui mới đang len lỏi trong trong tưng suy nghĩ. Thỉnh thoảng anh lại còn cười nụ một mình.Tràng rụt rè khi đi bên Thị, khi thì hắn đi sát người đàn bà, lúc lại lùi ra sau một tí, hai tay cứ xoa vào vai nọ vai kia. Tràng muốn nói bông đùa đôi câu nhưng lại cứ cảm thấy ngường ngượng.
=> Chỉ với vài nét phác hoạ, ngòi bút tài hoa của Kim Lân đã cho người đọc thấy được diễn biến tâm lí chân thực, sinh động của Tràng. Một cuộc hôn nhân đã khơi dậy biết bao nhiêu cảm xúc thầm kín bên trong, bao nhiêu phẩm chất tốt đẹp chưa có điều kiện bộc lộ biến một con người giờ vô lo, vô nghĩ trở thành một người đàn ông chính chắn, trưởng thành.
Vẻ mặt của Tràng phớn phở, tủm tỉm cười một mình,mắt sáng lên lấp lánh, cái mặt vênh lên tự đắc với mình
Anh muốn mua dầu về thắp để khi thị về căn nhà của mình trở nên sáng sủa hơn dù chẳng có nhiều tiền.
Khi đưa Thị về đến nhà:
Ngượng ngịu, đứng tây ngây ra giữa đường nhưng đó chỉ là cảm giác thoáng qua. Tràng vẫn sung sướng tột bực, sung sướng đến mức không dám tin là mình đã có vợ - lại có vợ trong hoàn cảnh trớ trêu, éo le như thế nàyà, lo lắng không biết bà cụ Tứ có chấp nhận người vợ của mình hay không. Loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng rồi lại chạy vào sân rồi lại nhìn trộm vào trong nhà.
Tràng Nhổ vu vơ một bãi nước bọt
Lúc bà cụ Tứ về Tràng reo lên như một đứa trẻ, lật đật chạy ra đón, tươi cười.
=> Tâm trạn vui sướng đến tột cùng của Tràng khi sắp được thông báo về người vợ của mình.
Sáng hôm sau Tràng thức dậy với cảm giác êm ái, lửng lơ như trong mơ bước ra, hạnh phúc vô bờ bến. Tràng cảm động khi thấy hình ảnh mẹ và vợ dọn dẹp lại nhà cửa, cảm động nghe tiếng chổi sàn sạt trên sân. Sự yêu thương nảy nở từ bên trong.
=> Từ khi nhặt được vợ nhân vật đã có sự biến đổi theo chiều hướng tốt đẹp. Sự thay đổi đó xuất phát từ tình yêu thương. Qua sự biến đổi này, nhà văn ca ngợi vẻ đẹp của những con người trong cái đói không bị tha hoá, mất đi bản chất của bản thân.
(Nguồn: https://tech12h.com/de-bai/noi-dung-chinh-bai-vo-nhat.html)
Những bài viết hay nhất 3
Vợ nhặt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới điều hướngBước tới tìm kiếm
Vợ nhặt
Thông tin sách
Tác giả Kim Lân
Thể loại Truyện ngắn
Nhà xuất bản Nhà xuất bản Văn học
Vợ nhặt là một tác phẩm văn học của nhà văn Kim Lân viết về thời kỳ xảy ra nạn đói năm 1945. In trong tập Con chó xấu xí (truyện ngắn 1962). Tiền thân của truyện là tiểu thuyết Xóm ngụ cư (1946). Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Tuy nhiên tác phẩm còn dang dở và bị mất bản thảo. Về sau (1954), tác giả đã dựa vào cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này. Tác phẩm được Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12.
Mục lục
1 Tóm tắt nội dung
2 Giá trị nhân đạo và hiện thực
3 Xem thêm
4 Tham khảo
5 Liên kết ngoài
Tóm tắt nội dung
Phần sau đây có thể cho bạn biết trước nội dung của tác phẩm.
Năm 1945, nạn đói khủng khiếp xảy ra tràn lan khắp nơi, người chết như ngả rạ, người sống cũng vật vờ như những bóng ma. Tràng là một người xấu xí, thô kệch, ế vợ, sống ở xóm ngụ cư. Tràng làm nghề kéo xe bò thuê và sống với một mẹ già. Một lần kéo xe thóc Liên đoàn lên tỉnh, Tràng đã quen với một cô gái(Thị). Vài ngày sau gặp lại, Tràng không còn nhận ra cô gái ấy, bởi vẻ tiều tụy, đói rách làm cô đã khác đi rất nhiều. Tràng đã mời cô gái một bữa ăn, cô gái liền ăn một lúc bốn bát bánh đúc. Sau một câu nói nửa thật, nửa đùa, cô gái đã theo anh về nhà làm vợ. Việc Tràng nhặt được vợ đã làm cả xóm ngụ cư ngạc nhiên, nhất là bà cụ Tứ (mẹ Tràng) đón nhận người con dâu trong tâm trạng vừa buồn vừa mừng, vừa lo âu, vừa hi vọng nhưng không hề tỏ ra rẻ rúng người phụ nữ đã theo không con mình. Đêm tân hôn của họ diễn ra trong không khí chết chóc, tủi sầu từ xóm ngụ cư vọng tới. Sáng hôm sau, một buổi sáng mùa hạ, nắng chói lóa. Bà cụ Tứ và cô dâu mới xăm xắn dọn dẹp, quét tước trong ngoài. Trước cảnh ấy, Tràng cảm thấy mình gắn bó và có trách nhiệm với cái nhà của mình và thấy mình nên người, trông người vợ đúng là một người phụ nữ hiền hậu đúng mực, không còn vẻ gì chao chát chỏng lỏn như lần đầu gặp nhau. Bà cụ Tứ hồ hởi đãi hai con vài bát cháo loãng và một nồi chè cám. Qua lời kể của người vợ(Thị), Tràng dần dần hiểu được Việt Minh và trong óc Tràng hiện lên hình ảnh đám người đói kéo nhau đi phá kho thóc Nhật, phía trước là một lá cờ đỏ bay phấp phới.
Giá trị nhân đạo và hiện thực
Nhà văn đã dựng lên hiện thực đau lòng của nạn đói năm 1945: con người phải vật vờ sống qua ngày bằng thức ăn của loài vật bên trong một căn nhà lụp xụp đổ nát với xung quanh là cái đói đang bao trùm ám ảnh. Tuy vậy ông đã phản ánh hiện thực ấy bằng tất cả nỗi niềm day dứt, trăn trở. Phải có một tình cảm gắn bó thực sự với người nông dân như vậy, Kim Lân mới có để hiểu đến từng ngóc ngách trong cuộc đời đói khổ của họ, để từ đó mà phát hiện ra những nét đẹp ngời sáng đang ẩn sâu trong sự tăm tối đó. Mặc dù bị đẩy đến đường cùng, bị cái đói làm cho biến dạng méo mó nhân cách, nhưng người nông dân vẫn sẵn sàng chia sẻ nhau từng miếng cơm manh áo, vẫn sẵn sàng cưu mang nhau, và quan trọng hơn là cùng mơ về một tương lai tươi sáng. Đồng thời Kim Lân cũng thể hiện sự trân trọng và đặt niềm tin vào khao khát và ước mơ mở đường của các nhân vật. Mặc dù cơ hội đó rất mong manh, nhưng nhà văn vẫn hé mở cho họ một tương lai tươi sáng.
(Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A3_nh%E1%BA%B7t)
(Nguồn: https://hoctot.net.vn/phan-tich-tac-pham-vo-nhat-kim-lan)